1.2.3.1. Nhân tố khách quan
Một là, cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý chi NSNN
Việt Nam hiện nay đang tồn tại nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong đó, pháp luật đã trở thành công cụ đắc lực đồng thời là phương tiện để Nhà nước thể hiện quyền lực của mình trong điều tiết và quản lý nền kinh tế vĩ mô. Chỉ có hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch mới có thể thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả, phát huy được hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Môi trường pháp lý còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên tại địa phương. Ví dụ, định mức chi tiêu và các quy định của Bộ Tài chính hoặc UBND các cấp là căn cứ để xây dựng dự toán và kiểm soát chi. Việc ban hành các quy định một cách cụ thể, chính xác, hợp lý và
khoa học góp phần không nhỏ vào việc quản lý chi tiêu ngân sách hiệu quả, tiết kiệm hơn.
Hai là, phân cấp quản lý trong hệ thống NSNN
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách gắn với các hoạt động KT-XH ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm nâng cao tính năng động và tự chủ của địa phương. Phân cấp quản lý là cách tốt nhất để tập trung đầy đủ, kịp thời, tiết kiệm các nguồn lực, sát với thực tế địa phương, nhờ đó mà phát huy được lợi thế của từng vùng, địa phương trong cả nước.
Ba là, khả năng về nguồn lực tài chính công
Những tính toán khoa học về nguồn lực tài chính công huy động được dựa vào thực tế những năm trước, dự báo thay đổi trong những năm tiếp theo. Dự báo về khả năng huy động tài chính trong năm chính là một căn cứ có tính chất quyết định để dự toán về chi thường xuyên NSNN hằng năm nhằm thực hiện những định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương trên nguyên tắc: Tổng số chi không được lớn hơn tổng số thu.
Bốn là, trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân
Quản lý chi thường xuyên NSNN chịu ảnh hưởng của nhân tố trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của dân cư trên địa bàn. Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập tăng lên tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách, các chế độ chính sách, định mức tài chính cũng phải thay đổi theo cho phù hợp với thực tế phát triển. Nhà nước cũng giảm được áp lực về an sinh xã hội để tập trung đầu tư phát triển. Ngược lại, khi trình độ phát triển kinh tế và thu nhập thấp sẽ dẫn đến trình độ quản lý còn hạn chế, tư tưởng chuộc lợi, tham nhũng gây khó khăn cho quản lý chi. Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội và gánh nặng về giảm đói nghèo, giải quyết việc làm, nhà ở,... ảnh hưởng đến cơ cấu các khoản chi NSNN.
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan
Một là, chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong quản lý chi NSNN
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan địa phương trong bộ máy tổ chức các cấp không rõ ràng, cụ thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, lạm quyền và trốn tránh trách nhiệm trong quản lý chi thường xuyên NSNN. Sự chồng chéo trong phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, ngành gây khó khăn trong quản lý, nhiêu khê trong thủ tục, làm chậm tốc độ cải cách hành chính và giảm sức thu hút đầu tư của địa phương.
Hai là, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN
Lãnh đạo địa phương là người đóng vai trò quyết định trong công tác quản lý. Bên cạnh năng lực lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược về các vấn đề của địa phương, lãnh đạo còn phải nắm chắc được quy trình quản lý và chuyên môn để có thể định hưởng, kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới.
Trình độ chuyên môn của bộ phận quản lý mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý chi thường xuyên. Cán bộ có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu sai lệch trong cung cấp thông tin, kiểm soát được nội dung chi, áp dụng đúng các nguyên tắc và thủ tục quy định. Đồng thời có năng lực hướng dẫn các đơn vị thực hiện chi đúng quy định và đảm bảo được các yêu cầu, mục tiêu của lãnh đạo đề ra.
Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) vào quản lý chi NSNN Việc ƯDCNTT trong quản lý chi thường xuyên NSNN ở địa phương
giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực trong xử lý công việc nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thống nhất dữ liệu và giảm rủi
cải cách hành chính một cách hiệu quả. Công tác kiểm tra, thanh tra nhờ đó cũng nhanh chóng và dễ dàng, giảm thiểu các vấn nạn về tham ô, nhũng nhiễu trong quản lý chi thường xuyên NSNN, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực công.
1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước của một số địa phương
1.3.1.1. Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh thuộc đồng bằng Bắc bộ, được xem là một thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đắc địa, gần trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của cả nước, Bắc Ninh có đầy đủ tiềm năng, cơ hội để phát triển. Trong những năm gần đây, Bắc Ninh đã vươn lên mạnh mẽ với nhiều nhà máy, khu công nghiệp mang lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh nhà nói chung và thành phố nói riêng. Với sự phát triển vượt bậc như vậy chi thường xuyên ngân sách của thành phố tồn tại nhiều áp lực bởi ngành nào, lĩnh vực nào cũng quan trọng và đòi hỏi nguồn ngân sách cấp đúng hạn để triển khai các nhiệm vụ được giao. Để giải quyết được vấn đề đó và nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN, thành phố Bắc Ninh đã đồng thời giải quyết các vấn đề:
- Tinh gọn bộ máy hành chính, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện hợp nhất, tách, chia, lồng ghép các nhiệm vụ để có bộ máy tinh gọn, hiệu quả giúp cơ quan xây dựng dự toán xác định chuẩn xác đối tượng hưởng ngân sách, cân đối ngân sách phù hợp bảo đảm đủ nguồn để hoạt động.
- Quản lý chặt chẽ chi tiêu trong năm kế hoạch nhằm hạn chế tối đa thất thoát, sử dụng sai mục đích NSNN. HĐND và UBNN thành phố đặt ra mục
tiêu tiết kiệm chi trong khuôn khổ quy định; khi mua sắm phải công khai, minh bạch, tìm nguồn cung cấp chất lượng, giá cả hợp lý...
- Thành phố gắn liền việc chấp hành dự toán chi thường xuyên, mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính trị trong các cuộc sơ kết, tổng kết, chấm điểm thi đua hàng năm, bình xét các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên theo khối. Việc làm thường xuyên này có tác dụng khuyến khích từng đơn vị tự xác định được mức độ thi đua và tạo lập thói quen sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.
Bằng những biện pháp đồng bộ, dự toán NSNN của thành phố Bắc Ninh liên tục hoành thành xuất sắc, công tác quản lý chi thường xuyên ngày càng hoàn thiện, góp phần tăng tổng thu nhập của thành phố, tạo ra nguồn lực tài chính ổn định để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và KT-XH, đưa thành phố ngày càng trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn của cả nước.
1.3.1.2. Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nằm ở duyên hải miền Trung và là kinh đô xưa của triều Nguyễn, Huế là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Du lịch, thương mại và dịch vụ là kinh tế mũi nhọn của thành phố. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Công tác quản lý chi NSNN thành phố Huế trong những năm gần đây đã có những chuyển biển tích cực và có nhiều cải tiến; công tác quản lý dần đi vào nề nếp. Để đạt được những thành công này, thành phố đã thực hiện các chính sách, khái quát như sau:
- Thông qua việc phân công, phân cấp quản lý điều hành ngân sách đã tạo tính chủ động cho chính quyền địa phương và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra, việc phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn cho từng cấp chính quyền đã tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa các CQNN trong
- Trách nhiệm thủ trưởng các phòng, ban, ngành và lãnh đạo các phường trong quản lý chi thường xuyên NSNN được nâng lên. Việc phân quyền quản lý đi đôi với phân cấp ngân sách đã kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ. Theo quy định của tỉnh, cấp thành phố, huyện, thị xã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính, nhờ đó tăng sự chủ động và nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng NSNN. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan Tài chính - Kế hoạch, Thuế, KBNN trong công tác thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản.
- Ngân sách Nhà nước từng bước đã gắn với các mục tiêu phát triển KT- XH. Thành phố tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, đổi mới, tăng thêm sản phẩm du lịch như Lễ hội Festival Huế, Festival làng nghề truyền thống, Đêm hội Cung đình, Ngày hội Kinh khí cầu, Lễ hội Áo dài... Ngoài ra, thành phố cũng đã bổ sung nguồn ngân sách kịp thời để giải quyết tốt các nhu cầu phát sinh đột xuất như chi cho công tác đảm bảo an ninh chính trị, thực hiện tốt chính sách đồng bào vùng dân tộc, tôn giáo, khắc phục thời kì hậu quả do lũ lụt, dịch bệnh...
- Hệ thống KBNN và các cơ quan tài chính sử dụng thống nhất chương trình hạch toán cụ thể là hệ thống TABMIS nhờ đó các đơn vị chủ động hơn trong quản lý chi thường xuyên của đơn vị, đảm bảo chính xác thông tin, giảm bớt nhiều thời gian đối chiếu và phục vụ kịp thời yêu cầu kiểm soát, thanh tra.
1.3.1.3. Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Với vị thế là đô thị trung tâm của tỉnh Bình Dương và là một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Bộ, thành phố Thủ Dầu Một những năm gần đây có tốc độ phát triển KT-XH và phát triển đô thị rất nhanh. Năm 2007, thị xã Thủ Dầu Một được công nhận là đô thị loại III thì đến giữa năm 2014, thành phổ này đã được công nhận là đô thị loại II. Năm 2015, thành phố
đã đạt nhiều tiêu chí đô thị loại I và phấn đấu đến năm 2017 sẽ được công nhận là đô thị loại I.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.500 tỷ đồng, mức tăng trưởng kinh tế khoảng 22,06% và duy trì ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.640 USD, cao hơn bình quân chung cả nước 1,51 lần vào năm 2013. Thành phố không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 100%, với 97,7% lao động phi nông nghiệp, gần 100% các hộ sử dụng nước sạch, 100% số trạm đạt chuẩn y tế phường xã, gần 50% số trường học đạt chuẩn Quốc gia,...
Có được những thành công như vậy chính là nhờ những biện pháp linh hoạt và có chiến lược của lãnh đạo thành phố, đó là:
- Xây dựng Kế hoạch tài chính trung hạn, chi tiêu trung hạn theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững; chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế; thực hiện phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào phát triển hạ tầng, sớm đưa các công trình vào sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư cho con người, an sinh xã hội, ổn định đời sống người nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đảm bảo thực hiện chế độ đối với các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, khuyến khích các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất công nghiệp tạo việc làm cho người lao động; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, giảm áp lực đối với NSNN.
- Duy trì và hoàn thiện việc khoán chi giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP.
- Bố trí phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu phát triển KT-XH. Đổi mới chế độ viện phí, học phí, đầu tư đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực có chất
chính sách xã hội, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự hạch toán.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi NSNN, quản lý chi NSNN cấp huyện và tham khảo những địa phương có sự tương đồng ở các vùng kinh tế khác nhau của cả nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý chi NSNN của huyện Lý Sơn như sau:
- Xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn, xác định tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu phát triển KT - XH, cụ thể theo từng bước, từng thời kỳ để có định hướng vốn phù hợp, cần có sự cân nhắc lựa chọn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp để tránh đầu tư dàn trải. Hình thành một khung chính sách kinh tế, kế hoạch phát triển trong nhiều năm. Các kế hoạch, quy định cần rõ ràng, có chiến lược, tránh chồng chéo nhau và giảm bớt sự thay đổi thường xuyên các chính sách để đảm bảo ổn định trong quản lý, kích thích đầu tư.
- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong điều kiện các nguồn lực hạn chế, xem xét giảm quy mô bộ máy chính quyền. Mở rộng việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước. Tăng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách cấp trên. Đánh giá lãnh đạo và cán bộ dựa trên hiệu quả công việc và các chỉ số cụ thể nhiều hơn, tránh tình trạng cào bằng.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Chính quyền cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức, thực hiện đơn giản hóa gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân và doanh nghiệp. Lấy bộ tiêu chuẩn phục vụ làm tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và xét thi đua khen thưởng. Phân cấp việc cung cấp các dịch vụ công cho chính quyền cơ sở gắn với chuyển giao nguồn lực tài
chính để các dịch vụ đáp ứng sát yêu cầu thực tế và phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể, mang lại tiện ích nhiều hơn cho người dân mà lại tiết kiệm chi phí quản lý.
- Chú trọng đào tạo cán bộ, thực hiện chính sách thu hút nhân tài, ưu tiên con em Lý Sơn, Quảng Ngãi có thành tích học tập và rèn luyện tốt làm việc