Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước của một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 35 - 39)

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước của một số địa

1.3.1.1. Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh thuộc đồng bằng Bắc bộ, được xem là một thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đắc địa, gần trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của cả nước, Bắc Ninh có đầy đủ tiềm năng, cơ hội để phát triển. Trong những năm gần đây, Bắc Ninh đã vươn lên mạnh mẽ với nhiều nhà máy, khu công nghiệp mang lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh nhà nói chung và thành phố nói riêng. Với sự phát triển vượt bậc như vậy chi thường xuyên ngân sách của thành phố tồn tại nhiều áp lực bởi ngành nào, lĩnh vực nào cũng quan trọng và đòi hỏi nguồn ngân sách cấp đúng hạn để triển khai các nhiệm vụ được giao. Để giải quyết được vấn đề đó và nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN, thành phố Bắc Ninh đã đồng thời giải quyết các vấn đề:

- Tinh gọn bộ máy hành chính, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện hợp nhất, tách, chia, lồng ghép các nhiệm vụ để có bộ máy tinh gọn, hiệu quả giúp cơ quan xây dựng dự toán xác định chuẩn xác đối tượng hưởng ngân sách, cân đối ngân sách phù hợp bảo đảm đủ nguồn để hoạt động.

- Quản lý chặt chẽ chi tiêu trong năm kế hoạch nhằm hạn chế tối đa thất thoát, sử dụng sai mục đích NSNN. HĐND và UBNN thành phố đặt ra mục

tiêu tiết kiệm chi trong khuôn khổ quy định; khi mua sắm phải công khai, minh bạch, tìm nguồn cung cấp chất lượng, giá cả hợp lý...

- Thành phố gắn liền việc chấp hành dự toán chi thường xuyên, mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính trị trong các cuộc sơ kết, tổng kết, chấm điểm thi đua hàng năm, bình xét các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên theo khối. Việc làm thường xuyên này có tác dụng khuyến khích từng đơn vị tự xác định được mức độ thi đua và tạo lập thói quen sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.

Bằng những biện pháp đồng bộ, dự toán NSNN của thành phố Bắc Ninh liên tục hoành thành xuất sắc, công tác quản lý chi thường xuyên ngày càng hoàn thiện, góp phần tăng tổng thu nhập của thành phố, tạo ra nguồn lực tài chính ổn định để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và KT-XH, đưa thành phố ngày càng trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn của cả nước.

1.3.1.2. Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nằm ở duyên hải miền Trung và là kinh đô xưa của triều Nguyễn, Huế là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Du lịch, thương mại và dịch vụ là kinh tế mũi nhọn của thành phố. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Công tác quản lý chi NSNN thành phố Huế trong những năm gần đây đã có những chuyển biển tích cực và có nhiều cải tiến; công tác quản lý dần đi vào nề nếp. Để đạt được những thành công này, thành phố đã thực hiện các chính sách, khái quát như sau:

- Thông qua việc phân công, phân cấp quản lý điều hành ngân sách đã tạo tính chủ động cho chính quyền địa phương và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra, việc phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn cho từng cấp chính quyền đã tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa các CQNN trong

- Trách nhiệm thủ trưởng các phòng, ban, ngành và lãnh đạo các phường trong quản lý chi thường xuyên NSNN được nâng lên. Việc phân quyền quản lý đi đôi với phân cấp ngân sách đã kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ. Theo quy định của tỉnh, cấp thành phố, huyện, thị xã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính, nhờ đó tăng sự chủ động và nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng NSNN. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan Tài chính - Kế hoạch, Thuế, KBNN trong công tác thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản.

- Ngân sách Nhà nước từng bước đã gắn với các mục tiêu phát triển KT- XH. Thành phố tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, đổi mới, tăng thêm sản phẩm du lịch như Lễ hội Festival Huế, Festival làng nghề truyền thống, Đêm hội Cung đình, Ngày hội Kinh khí cầu, Lễ hội Áo dài... Ngoài ra, thành phố cũng đã bổ sung nguồn ngân sách kịp thời để giải quyết tốt các nhu cầu phát sinh đột xuất như chi cho công tác đảm bảo an ninh chính trị, thực hiện tốt chính sách đồng bào vùng dân tộc, tôn giáo, khắc phục thời kì hậu quả do lũ lụt, dịch bệnh...

- Hệ thống KBNN và các cơ quan tài chính sử dụng thống nhất chương trình hạch toán cụ thể là hệ thống TABMIS nhờ đó các đơn vị chủ động hơn trong quản lý chi thường xuyên của đơn vị, đảm bảo chính xác thông tin, giảm bớt nhiều thời gian đối chiếu và phục vụ kịp thời yêu cầu kiểm soát, thanh tra.

1.3.1.3. Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Với vị thế là đô thị trung tâm của tỉnh Bình Dương và là một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Bộ, thành phố Thủ Dầu Một những năm gần đây có tốc độ phát triển KT-XH và phát triển đô thị rất nhanh. Năm 2007, thị xã Thủ Dầu Một được công nhận là đô thị loại III thì đến giữa năm 2014, thành phổ này đã được công nhận là đô thị loại II. Năm 2015, thành phố

đã đạt nhiều tiêu chí đô thị loại I và phấn đấu đến năm 2017 sẽ được công nhận là đô thị loại I.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.500 tỷ đồng, mức tăng trưởng kinh tế khoảng 22,06% và duy trì ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.640 USD, cao hơn bình quân chung cả nước 1,51 lần vào năm 2013. Thành phố không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 100%, với 97,7% lao động phi nông nghiệp, gần 100% các hộ sử dụng nước sạch, 100% số trạm đạt chuẩn y tế phường xã, gần 50% số trường học đạt chuẩn Quốc gia,...

Có được những thành công như vậy chính là nhờ những biện pháp linh hoạt và có chiến lược của lãnh đạo thành phố, đó là:

- Xây dựng Kế hoạch tài chính trung hạn, chi tiêu trung hạn theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững; chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế; thực hiện phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào phát triển hạ tầng, sớm đưa các công trình vào sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Đầu tư cho con người, an sinh xã hội, ổn định đời sống người nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đảm bảo thực hiện chế độ đối với các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, khuyến khích các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất công nghiệp tạo việc làm cho người lao động; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, giảm áp lực đối với NSNN.

- Duy trì và hoàn thiện việc khoán chi giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP.

- Bố trí phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu phát triển KT-XH. Đổi mới chế độ viện phí, học phí, đầu tư đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực có chất

chính sách xã hội, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự hạch toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN lý sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)