Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất

Hiện nay hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể có chuyển biến tích cực. Các hình thức hợp tác, liên kết được đánh giá là mô hình tổ chức khá hiệu quả . Hiện nay, mô hình liên kết thành công giữa nông dân, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã với doanh nghiệp tổ chức sản xuất khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển khá, nông dân tích lũy được vốn, kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, tích tụ ruộng đất, thúc đẩy hình thành các cơ sở chế biến tập trung, tạo điều kiện thu hút lao động nông thôn, phân công lao động xã hội và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nông trường quốc doanh tiếp tục thực hiện theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đổi mới cơ chế quản lý và hình thức tổ chức, tạo quyền tự chủ và đa dạng hóa nguồn vốn, bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Thực tế hiện nay có thể khẳng định rằng, trong các mô hình liên doanh, liên kết, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư và phát triển thị trường. Hình thức liên kết trong tổ chức sản xuất lấy doanh nghiệp làm trung tâm của sự liên kết đang được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm. Đó là sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân (thông qua tổ hợp tác hoặc hợp tác xã), có sự tham gia của các nhà khoa học, dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước - tạo thành mối liên kết dọc theo chuỗi giá trị trong sản xuất sản phẩm nhằm tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất, qua

đó góp phần tăng thu nhập cho nông dân, người lao động và lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp.

Song song với hình thức này là hình thức liên kết theo chiều ngang – liên kết các hộ nông dân với nhau thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm chú trọng phát triển nhằm phát huy tối đa lợi thế trong liên kết với việc ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, cơ giới hóa, bảo quản, chế biến sau thu hoạch và đặc biệt là thực hiện tốt khâu tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Mối liên kết ngang còn được xây dựng giữa các doanh nghiệp, giữa các hợp tác xã, giữa các tổ hợp tác với nhau và trong vùng nhằm tăng sức cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trong phát triển sản xuất cây Ca cao cần lựa chọn và hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ. Cần xem xét số lượng và sự gia tăng số lượng qua các năm, tỷ trọng và hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất. Các hình thức tổ chức sản xuất cây Ca cao hiện nay bao gồm: Hộ sản xuất Ca cao, trang trại Ca cao, công ty, nông trường ...

Tiêu chí đánh giá

- Số lượng các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất

- Biến động số lượng của mỗi hình thức tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)