6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất của huyện Ea Kar qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
GDP 5.233.707 6.723.923 7.318.414 8.014.667 9.674.940 NN 3.254.102 4.217.243 4.332.589 4.696.654 6.072.395
CN 1.175.181 1.640.954 1.895.270 2.074.813 2.147.225 DV 804.424 865.726 1.090.555 1.243.200 1.455.320
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea Kar
Quy mô giá trị sản xuất năm 2010 (giá SS 2010) đạt 5.233.707 triệu đồng trong đó giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp 3.254.102 triệu đồng, công
nghiệp 1.175.181 triệu đồng, dịch vụ 804.424 triệu đồng. nhìn chung giá trị sản xuất của toàn huyện có xu hướng tăng đều qua các năm, đến năm 2014 giá trị sản xuất toàn huyện đạt 9.674.940 triệu đồng, trong đó 6.072.395 triệu đồng do lĩnh vưc nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp chiếm 2.147.225 triệu đồng và lĩnh vực dịch vụ 2.147.225 triệu đồng. (xem thêm bảng 2.6).
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng của huyện Ea Kar qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
GDP 00 28,47 8,84 9,51 20,71
NN 00 29,60 2,74 8,40 29,29
CN 00 39,63 15,50 9,47 3,49
DV 00 7,62 25,97 14,00 17,06
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea Kar.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm có chiều hướng thay đổi theo quy luật kinh tế, năm 2011 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 28,47 % nhưng đã giảm xuống còn 8,84 % năm 2012 và tăng dần qua năm 2013 và đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng đạt 20,71 %. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành chính, đóng góp 62,18% vào tăng trưởng giá trị sản xuất trong năm 2010 và 62,76% năm 2014. (xem thêm bảng 2.7).
. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2010-2015, do tốc độ tăng trưởng của các ngành có sự biến đổi qua các năm, có một sự biến động tương đối giữa cơ cấu của các ngành. Qua các năm, xu hướng biến đổi cơ cấu không theo quy luật, tuy nhiên đã bước đầu thể hiện được sự gia tăng cơ cấu cấu của ngành công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện.
Tuy vậy, cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2014 cao hơn so với năm 2010 nguyên nhân chính là số giá bán sản phẩm công nghiệp – xây dựng cũng
như giá dịch vụ tăng chậm hơn so với chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế chung: lĩnh vực nông nghiệp từ 62,2 % đã tăng lên 62,8% năm 2014 và cơ cấu các ngành công nghiệp và dịch vụ năm 2010 lần lượt chiếm 22,4 % và 15,4 % nhưng đến năm 2014 thay đổi cơ cấu trong đó ngành công nghiệp chiếm 22,2 % và dịch vụ 15,0 %.
Bảng 2.8: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Ea Kar
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nông nghiệp 62,2 62,7 59,2 58,6 62,8 Công nghiệp 22,4 24,4 25,9 25,9 22,2 Dịch vụ 15,4 12,9 14,9 15,5 15,0 Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea Kar
c. Chính sách kinh tế
Việc phát triển cây ca cao trên địa bàn huyện Ea Kar trong những năm qua đã đạt được một số thành công nhất định. Để đạt được những thành công nêu trên cũng là do Nhà nước ta trong thời gian qua đã băn hành các văn bản, chính sách nhằm thúc đầy việc phát triển ca cao cao theo hướng bền vững. Tuy nhiên việc phát triển cây ca cao cần phải gắn liền với các chính sách về kinh tế của Nhà nước nói chung và các chính sách phát triển cây ca cao nói riêng. Để tạo điều kiện cho việc phát triển cây cao cao trên đại bàn huyện Ea Kar nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung trong thời gian qua, chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và ban hành các chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích việc phát triển cây ca cao trên đại bàn như sau:
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn;
- Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong Nông nghiệp; - Chính sách đất đai;
- Chính sách hỗ trợ cây giống;
- Chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ.