Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 40 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn kinh tế phát triển sẽ tác động tích cực đến thu nhập của các thành phần kinh tế và mô hình chung đã tác động đến các thành phần sản xuất nông nghiệp.

Tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với thu nhập của người dân, người dân tăng thu nhập và tích lũy vốn sản xuất đây là một trong những cơ sở thuận lợi để tập trung và gia tăng các nguồn lực vào sản xuất. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế còn kích thích việc tiêu dùng và hình thành thói quen chi tiêu mới, dẫn đến việc kích cầu, tạo điều kiện gia tăng sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây ca cao nói riêng.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế thể hiện quy mô cũng như giá trị sản xuất của các nhóm ngành. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến nhất định, việc gia tăng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ giảm dần cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã có những thể hiện.

Việc phát triển cơ cấu các ngành đã dẫn đến việc phân bố lại sản xuất, giúp ngành nông nghiệp có khả năng phát triển theo chiều sâu hơn khi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đ ặc biệt là trong việc sản xuất ca cao có cơ hội sử dụng các sản phẩm công nghệ và dịch vụ vào quá

trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

c. Chính sách kinh tế

Để khuyến khích việc phát triển sản xuất nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng trong đó có ca cao thì Nhà nước cần có những chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích tạo động lực thúc đẩy việc phát triển sản xuất. Để phát triển hiệu quả thì cần phải phải có những chính sách để tạo điều kiện cho sản xuất như:

Chính sách hố trợ cây giống: thực hiện chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích phát triển cây ca cao, trong thời gian qua Nhà nước đã hỗ trợ người nông dân 50% giá trị cây giống nhằm tạo điều kiện cho người dân giảm được chi phí đầu tư ban đầu, và có điều kiện mở rộng sản xuất.

Chính sách tín dụng: Nhằm tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn trong quá trình sản xuất, những năm qua Nhà nước đã có những chính sách nhằm tăng cường công tác phát triển và mở rộng phạm vi cho vay của các tổ chức tín dụng, để khuyến khích và giúp người dân dễ dàng hơn trong việc vay vốn phục vụ sản xuất.

Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa: việc phát triển và khuyến khích tiêu thụ nông sản giúp cho các sản phẩm nông sản có đầu ra ổn định tốt và giá bán ổn định hơn. Để thực hiện được chính sách khuyến khích tiêu thụ thì cần phải thực hiện đồng bộ các chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng, chuyển giao tiến bộ ký thuật và công nghệ, thị trường và xúc tiến thương mại…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)