6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất Cacao
Để gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất Ca cao của huyện, cần phải lựa chọn bố trí sản xuất ca cao phù hợp với quy hoạch và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, từng xã và đáp ứng theo yêu cầu của thị trường;
Xây dựng kinh tế nông hộ và trang trại phát triển theo hướng thâm canh, chuyên môn hoá, tập trung hoá, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất ca cao;
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình sản xuất chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sản xuất theo quy trình quy định và nhu cầu thị trường;
Sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng ổn định và kháng trừ sâu bệnh tốt.
Xây dựng các doanh nghiệp, HTX làm đầu mối tiêu thụ nông sản và phát triển các dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, hoàn thiện kết cấu hạ tầng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Cây ca cao là cây công nghiệp lâu năm phù hợp với khí hậu và thỗ nhưỡng của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Kar nói riêng, năng suất và hiệu quả của cây ca cao đã phần nào được một số doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất chứng minh qua thực tế.
Để thúc đẩy việc phát triển cây ca cao trong những năm tới một cách đồng bộ, bền vững đòi hỏi phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tạo sự chủ động cho các tổ chức, cá nhân trong chỉ đạo sảm xuất, đồng thời phát huy tính tự chủ, năng động của các doanh nghiệp và người sản xuất.
Tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển cây ca cao theo hướng bền vững, đúng quy hoạch, tăng cường trồng xen cây ca cao trong các vườn điều, cây ăn quả, vườn tạp, vườn cà phê thanh lý, chuyển đổi,... tạo ra vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu tập trung với quy mô lớn để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
Kiến nghị
-Đối với cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc tỉnh Đắk Lắk
Cần hướng dẫn các địa phương xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch phát triển ca cao.
Phân công các đơn vị chuyên môn hướng dẫn xây dựng các mô hình, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển cây ca cao và giám sát việc triển khai.
Ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển cây ca cao. Ban hành quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế.
Giải quyết các liên quan đến vấn đề vốn, thị trường, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, vật tư nông nghiệp, sản phầm hàng hóa ca cao.
Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý, chỉ đạo. Kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Bố trí nguồn vốn để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển ca cao, hướng dẫn việc thanh quyết toán theo đúng quy định
Đề xuất các chính sách miễn giảm tiền thuê đất cho các doang nghiệp, tô chức, cá nhân đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến và thu mua ca cao.
-Đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách tạo điềi kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia vay vốn phục vụ sản xuất, cho vay ưu đãi theo đúng quy định pháp luật.
-Đối với Ủy ban nhân dân huyện Ea Kar
Rà soát quy hoạch phát triển sản xuất ca cao. Tăng cường công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp.
Xây dựng kế hoạch phát triển ca cao và đưa ra các giải pháp thực hiện. tuyên truyền và tổ chức triển khai các chunh sách hỗ trợ phát triển.
Xây dựng kế hoạch thực hiện liên kết 4 nhà trong sản xuất.
-Đối với các hộ dân trồng ca cao
Thực hiện đúng theo quy hoạch của Nhà nước. Tăng cường liên kết giữa các nhóm nông dân, câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo ra khối lượng hàng hóa sản xuất lớn, chất lượng cao và đồng đều, ổn định theo kế hoạch; đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến, thương mại.
Trồng đúng giống ca cao ghép bằng các dòng ca cao đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận; kiên quyết không sử dụng các loại giống trôi nổi,
không rõ nguồn gốc. Thực hiện đúng quy trình thâm canh ngay từ giai đoạn đầu để có năng suất cao, chất lượng hạt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Luôn cập nhật các kiến thức thông tin thông qua hệ thống thông tin đại chúng và nông dân khác; tham gia các lớp tập huấn, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất và chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm cho những người sản xuất khác.
-Đối với cơ quan nghiên cứu và chuyển giao Khoa học kỹ thuật
Nghiên cứu tạo ra các giống mới có chất lượng cao hơn để phù hợp với yêu cầu của thị trường, lai tạo nhằm tạo ra các giống đặc sắc.
Nghiên cứu các quy trình canh tác tiên tiến, kỹ thuật xử lý sâu bệnh, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương và vùng sinh thái.
Đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và chuyển giao công nghệ cho người dân và cho các thương lái thu mua để đảm bảo đạt chất lượng.
Chuyển giao, xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật rộng rãi cho nông dân và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời đến người dân.
-Đối với doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến ca cao
Ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất, phối hợp chặt chẽ với người sản xuất thông qua việc đầu tư dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Cung cấp thông tin thị trường kịp thời, thông báo giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, đảm bảo đúng giá.
Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ca cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo điều tra xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.
[2] Báo cáo nghiệm thu cấp Bộ, Kết quả nghiên cứu khoa học, Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả bền vững cho một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (2004 – 2006)
[3] Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của UBND huyện Ea Kar đến năm 2020
[4] Bùi Quang Bình (2011), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê , Đà Nẵng [5] Công ty Cà phê 52 (2010), Dự án đầu tư phát triển cây ca cao công ty cà
phê 52, Đắk Lắk.
[6] Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2013), Niên giám thống kê Đắk Lắk năm 2013.
[7] Cục Trồng trọt (2008), Tổng quan thị trường ca cao tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.
[8] Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
[9] Phạm Văn Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội.
[10] Niên giám thống kê huyện Ea Kar (2010) [11] Niên giám thống kê huyện Ea Kar (2011) [12] Niên giám thống kê huyện Ea Kar (2012) [13] Niên giám thống kê huyện Ea Kar (2013)
[14] Niên giám thống kê huyện Ea Kar (2014)
[15] Quyền Đình Hà, t.g.k (2005), “Phát triển nông thôn”, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, trang 20, 165 trang
[16] Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê , TP HCM [17] Đỗ Thanh Phương (1998), Đặc điểm và định hướng phát triển kinh tế
nông hộ Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
[18] Quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB, ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, về phê duyệt đề án thâm canh cây công nghiệp lâu năm đến 2010 và phát triển nông thôn, về phê duyệt đề án thâm canh cây công nghiệp lâu năm đến 2010 (cây cà phê, ca cao, điều, Ca cao, chè)
[19] Đỗ Thanh Phương (1998), Đặc điểm và định hướng phát triển kinh tế nông hộ Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
[20] Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND, ngày 17/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk L ắk về việc ban hành ĐMKTKT cây trồng vật nuôi chính tỉnh Đắk Lắk
[21] Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thu nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng
[22] Nguyễn Thị Tuyết (2007), “Hiệu quả của các mô hình đa dạng hóa cây trồng trong vườn cà phê vối ở Tây Nguyên”, Đắk Lắk, trang 85-90, [23] Trung tâm Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
miền nam (2013), Báo cáo nghiên cứu phát triển ngành hàng ca cao tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, Đắk Lắk.
[24] UBND huyện Ea Kar (2010), Quy hoạch sử dụng đất huyện Ea Kar giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020, Đắk Lắk.
[25] UBND huyện Ea Kar (2014), Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội năm 2014, Đắk Lắk.
[26] UBND tỉnh Đắk Lắk (2011), Đề án phát triển cây ca cao tỉnh Đắk Lắk đến 2015, Đắk Lắk.26. Ủy Ban Nhân Dân huyện Ea Kar (2011-2013),
Báo cáotình hình thực hiện nghị quyết HĐND về phát triển kinh tế- xã hội năm 2010, 2011, 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2011, 2012, 2013
[27] Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (2012), Cây ca cao ở Đắk Lắk những rào cản chính đối với sự phát triển trong các tộc người thiểu số tại chỗ, Hà Nội.
Trang Web: [28] http://cacao.ipsard.gov.vn/news/tID91_Binh-Phuoc-Tinh-hinh-san-xuat- va-giai-phap-phat-trien-cay-ca-cao.html [29] http://cacao.khuyennongvn.gov.vn/news/tID173_Thi-truong-cacao-tiep- tuc-doi-mat-nguy-co-thieu-cung.html http://vtc16.vn/thi-truong-c8/thi-truong-ca-cao-viet-nam-trong-boi-canh-san- luong-ca-cao-the-gioi-giam-i2830.htm http://www.lamdong.gov.vn/vi- VN/a/cattien/khoahockythuat/nong-lam-nghiep/Pages/ky-thuat-trong-cham- soc-cay-ca-cao.aspx