6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
Việt Nam gia nhập AFTA và WTO cho thấy sản phẩm Ca cao của Việt Nam chịu sự tác động sâu sắc của quy luật cung - cầu của thị trường quốc tế; đồng thời, bị tác động lớn bởi một số tổ chức kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất chế biến và kinh doanh mặt hàng Ca cao trên thế giới.
Giá Ca cao trên thị trường thế giới liên tục biến động phức tạp, thời tiết bất lợi, giá vật tư, xăng, dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nhiều biến động. Mặt khác, giá Ca cao thường bị chi phối mạnh bởi các nhà đầu cơ trục lợi, làm cho nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ Ca cao của huyện gặp không ít khó khăn. Cây ca cao có rất nhiều tiềm năng để phát triển cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, thời gian qua diện tích ca cao giảm từ 25.700 ha năm 2012 xuống chỉ còn 16.800 ha trong năm 2014, nhiều nơi người nông dân vẫn chưa mặn mà với loại cây này. Thực trạng này đòi hỏi ngành nông nghiệp và các địa phương cần có những giải pháp phù hợp để phát triển hiệu quả ngành ca cao. Cây ca cao đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các loại cây trồng xen khác như cây bưởi da xanh và một số loại cây có múi. Ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, hầu hết diện tích đất màu mỡ đã được dành cho các loại cây trồng khác có lịch sử phát triển lâu đời như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… hiện nay, có tới 90% diện tích ca cao được trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác như điều, cà phê.
3.1.2. Thị trường tiêu thụ Ca cao
Theo báo cáo của Tổ chức Ca cao Thế giới (ICCO) trong năm 2013 chênh lệch cung - cầu trên thị trường ca cao thế giới lên tới âm 160.000 tấn,
dự báo nhu cầu tiêu thụ ca cao thế giới đang tăng cao và có thể thiếu hụt khoảng 1 triệu tấn vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung thế giới đang giảm mạnh. Nguồn cung giảm chính là một tín hiệu vui đối với người trồng ca cao tại Việt Nam. Hiện tại, ca cao Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn khi mà nhiều công ty lớn trên thế giới nhắm tới: Cargill, Mars, Puratos Grand Place…. Đồng thời chất lượng ca cao được đánh giá là 1 trong những quốc gia đứng đầu khi vực Châu Á – Thái Bình Dương. [30]
Đáng chú ý, sản lượng cacao ở Côte d’Ivoire – nước sản xuất cacao lớn nhất thế giới đã giảm sút trong những năm qua nguyên nhân chính là do cây cacao đã già cỗi và cho năng suất thấp và do đầu tư thấp và cơ sở hạ tầng còn yếu kém. [30]
Mỗi năm, Việt Nam đóng góp cho thị trường thế giới khoảng 4000 tấn hạt ca cao lên men. Mặc dù sản lượng chỉ chiếm 0,4% trên thế giới nhưng tiềm năng mà ngành hàng này mang lại là rất lớn. Chính vì thế, trong bối cảnh sản lượng ca cao thế giới giảm, ca cao Việt Nam đang hướng đến giấc mơ trở thành ngành hàng chủ lực như cây cà phê trước đây.
Chỉ tính riêng 3 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, bình quân tiêu thụ socola 0,06 kg/người/năm. Đồng thời, Nhật Bản là quốc gia có mức tiêu thụ socola cao nhất TG với 1,8 kg/người/năm. Theo dự đoán, Châu Á sẽ dần trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ sô cô la trong tương lai. Và đây là cơ hội và tiềm năng rất lớn để ca cao Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. [29]
Để phát triển ngành hàng ca cao trong thời gian tới vần phải phát triển ngành hàng ca cao nhằm đa dạng hóa cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân qua phương thức xen canh để cung cấp nguyên liệu cho ngành bánh kẹo trong nước và hạt thô xuất khẩu, bổ sung ca cao vào danh mục cây trồng có tiềm năng phát triển theo hướng nâng cao giá trị trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời phát triển ca cao trong vùng quy hoạch, hạn chế trồng
ngoài vùng quy hoạch, phân tán, quy mô nhỏ lẻ; gắn doanh nghiệp thu mua, chế biến với nông dân, xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng cánh đồng lớn gắn với cam kết giá sàn.
3.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Ea Kar đến năm 2020
Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển trồng cây lâu năm huyện Ea Kar
đến năm 2020 TT Chỉ tiêu NĂM 2015 NĂM 2020 Địa điểm DT GT (ha) Sản lượng (tấn) DT GT (ha) Sản lượng (tấn) Cây lâu năm 15.200 16.000
1 Cây cà phê 6.300 12.600 6.300 12.600
TT Ea kar, Xuân Phú, Cư Huê, Ea Đar, Ea Kmút, Cư Ni,
Cư Yang, Ea Ô. 2 Cây Điều 3.000 3.000 2.000 2.000 Ea Ô, Cư Ni, Ea
Sar.
3 Cây Tiêu 1.200 3.600 1.500 4.500
Xuân Phú, Cư huê, Cư Ni,
Ea Kmút, TT Ea Kar
4 Cây Ca cao 2.000 2.400 2.500 3.000
Ea Sar, Ea Sô, Cư Ni, Xuân Phú, Ea Ô, Ea Đar, TT Ea Knốp, Ea Đar 6 Cây ăn qủa 1.500 6.705 1.700 7.520 Các xã, thị trấn
Nguồn: Quy hoạch tổng thể KT – XH huyện Ea Kar đến năm 2020
Theo Kết quả đánh giá Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp diện tích đất trên địa bàn phù hợp với phát triển cây công nghiệp trong đó cây ca cao là khoảng 3.365 ha; ca cao là loại cây phát triển phù hợp trên địa bàn, có
giá trị và hiệu quả sản xuất cao, duy trì và phát triển diện tích nhằm tăng nhanh năng suất và sản lượng, đưa cây ca cao là cây công nghiệp dài ngày quan trọng sau cây cà phê và hồ tiêu trên địa bàn. Diện tích phát triển cây ca cao đến năm 2020 là 1.100 ha, sản lượng đạt 1.440 tấn, giá trị sản lượng đạt trên 72 tỷ đồng. Cây ca cao bố trí chủ yếu ở các xã Xuân Phú, Cư Huê, Cư Ni, Ea Kmút, Ea Sar, Ea Sô, Ea Ô, Ea Đar, TT Ea Knốp, Ea Đar
3.1.4. Mục tiêu và định hướng và phát triển cây ca cao huyện của Ea Kar
a. Mục tiêu
Tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển cây ca cao theo hướng bền vững, đúng quy hoạch, tăng cường trồng xen cây ca cao trong vườn điều, cây ăn quả, vườn tạp, chuyển đổi diện tích cà phê không hiệu quả sang trồng ca cao... tạo thêm hàng hoá xuất khẩu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào tâm canh, tăng năng suất, tăng sản lượng nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
b. Định hướng
Phát triển ca cao phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường sinh thái, góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn, trang trại theo hướng chuyên môn hóa cao; đẩy nhanh quá trình hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cao; thực hiện liên kết 4 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu.
Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển gắn kết chặt chẽ từ khâu chọn giống – trồng – chăm sóc – thu hoạch – chế biến và tiêu thụ. Đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến sản
phẩm ca cao;
Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa phải gắn liền với hình thành các vùng, các tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng, cho phép khai thác được lợi thế so sánh của huyện, đồng thời đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản và cho xuất khẩu. Kết hợp xây dựng vùng nguyên liệu và vùng chế biến để tạo nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng; Xây dựng CSHT đồng bộ phục vụ sản xuất Ca cao; Tạo môi trường thuận lợi cho cây Ca cao phát triển ổn định và bền vững với những cơ chế chính sách phù hợp.
Phát triển cây ca cao trên các diện tích trồng điều nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, diện tích ổn định 2.000-2.200 ha, sản lượng 2.400-3.000 tấn; trong đó phấn đấu 60-70% diện tích ca cao xen ghép với cây điều.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR TRONG THỜI GIAN TỚI HUYỆN EA KAR TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Phát triển quy mô sản xuất cây Ca cao
Cần xây dựng quy hoạch các loại cây công nghiệp dài ngày trong đó có ca cao đến năm 2020 để làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện , cần có các chính sách lồng ghép việc đầu tư với các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phải tận dụng các lợi thế từ điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, các tập quán tâm lý, xã hội của từng khu vực dân cư và lợi thế so sánh của từng vùng để gia tăng số lượng và quy mô sản xuất cây Ca cao trên địa bàn.
Phát triển theo hướng trồng xen, trồng thuần với nhiều hình thức nông hộ, trang trại, các công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác, hình thành các vùng sản xuất tập trung trên các diện tích cà phê chuyển đổi, trồng xen dưới tán điều, cây ăn quả... phát triển ca cao đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển diện tích trồng cây Ca cao phải gắn với Đề án phát triển cây ca cao tỉnh Đắk Lắk năm 2015, căn cứ vào Nghị quyết số 40/2011/NQ- HĐND, ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về phát triển cây ca cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015 và Kế hoạch số 1578/KH-UBND, ngày 28/3/2012 triển khai Nghị quyết về phát triển cây ca cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015. Bên cạnh đó cần chú trọng vào việc phát triển theo quy hoạch của huyện Ea Kar và định hướng của tỉnh Đắk Lắk. Định hướng phát triển vùng trồng cây Ca cao tập trung và chủ lực tại địa bàn các xã Xuân Phú, xã Cư Yang, xã Cư Ni, xã Ea Đar, xã Ea Sar, xã Ea Tíh và TT Ea Kar.
3.2.2. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển cây Ca cao
* Giải pháp về đất đai: Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất của huyện Ea Kar. Hướng dẫn đưa vào quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất đối với diện tích chuyển sang trồng ca cao. Đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân để cho dân có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng; Giảm thuế đất nông nghiệp 50% cho các hộ trồng Ca cao hoặc không thu thuế nông nghiệp trong thời gian dài. Công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, tận dụng vùng đất trống, đồi núi trọc, ao hồ,… có khả năng sản xuất Ca cao khai thác đưa vào sử dụng. Nghiên cứu và đề xuất các chính sách nhằm giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến và thu mua sản phẩm ca cao trên địa bàn.
* Giải pháp về vốn: Ngân hàng Chính sách - Xã hội, NNPTNT của huyện và chi nhánh tại huyện Ea Kar cần phát huy vai trò của mình, tăng số lượng hộ được vay; Cần xem xét lại thời hạn cho vay để phù hợp với điều kiện sản suất mang tính đặc thù như ngành sản xuất nông nghiệp.
Cần có chính sách hỗ trợ 30% lãi suất ngân hàng đối với các hộ vay vốn để trồng mới ca cao hoặc chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng mới và thâm canh ca cao. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 03 năm kể từ
ngày bắt đầu trồng mới.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức trồng mới hoặc chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng mới và thâm canh ca cao, xây dựng nhà máy chế biến ca cao sẽ được ưu tiên xem xét cho vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của địa phương sau khi có phương án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không vay vốn được từ Quỹ đầu tư phát triển mà vay từ các tổ chức tín dụng khác thì được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức chênh lệch lãi suất vay từ Quỹ đầu tư phát triển. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu trồng mới.
* Giải pháp về lao động: Lao động có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển cây ca cao. Vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động đặc biết đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống tại địa phương, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, cần có chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo tay nghề để thu hút được nhiều người vào làm việc tại nông trường, công ty và các cơ sở công nghiệp chế biến ngành ca cao. Đẩy mạnh việc phổ cập tri thức khoa học kỹ thuật cho người lao động, giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; nâng cao kỹ năng sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao trí thức cho cán bộ, viên chức và người lao động; Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật; Đào tạo đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp; Tập huấn khuyến nông cho nông dân trồng Ca cao trên địa bàn nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật khuyến nông, trình độ canh tác mới có thể đáp ứng được nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các doanh nghiệp, tổ hợp tác cần có chính sách ưu đãi trong tuyển dụng và đãi ngộ thoải đáng đối với cán bộ quản lý và kỹ thuật giỏi, tiến tới có thể đặt hàng với các trường trên địa bàn tỉnh mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật trồng, bảo vệ thực vật, chế biến và bảo quản sản phẩm ca cao; bố trí, sắp xếp lao động hợp lý và tạo điều kiện ổn định cuộc sống lâu dài cho
người lao động, nhất là lao động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo điều kiện thu nhận lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân trong các công ty.
Phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, thiết thực, gắn với khả năng tạo ra việc làm. Hình thành các trung tâm kỹ thuật, trường nghề.Các trung tâm dạy nghề cần xây dựng kế hoạch và thực hiện mở các lớp đào tạo ngắn hạn và các lớp tập huấn về kỹ thuât trồng và chăm sóc, thu hoạch và sơ chế ca cao cho lao động vùng trồng ca cao, ưu tiên lao động dưới 40 tuổi trong chương trình dạy nghề nông thôn.
3.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới
Để tăng cường thâm canh nông nghiệp cần chú ý một số giải pháp sau: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch PTNN gắn với nhu cầu thị trường, đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ kỹ thuật, KHCN, tăng cường xã hội hóa và áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến. Đối với kỹ thuật sản xuất cây Ca cao cần:
* Giống Ca cao: công tác giống cây ca cao cần được chú trọng ngay từ đầu, các địa phương và cơ quan chuyên môn cần khuyến cáo người dân trồng bằng giống cây ghép, tuyệt đối không trồng giống thực sinh, giống không rõ nguồn gốc. Sử dụng các dòng ca cao vô tính có chất lượng tốt cho năng suất cao, cỡ hạt to và tính kháng bệnh tốt được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhân như TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD14. Đối với những vườn cây trồng bằng hạt lai F1 hoặc các giống không rõ nguồn gốc trong các mô hình thử nghiệm trước đây không đạt yêu cầu thì hướng dẫn tiến hành ghép cải tạo giống hoặc thanh lý trồng lại.
Tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới song song với công tác điều tra tuyển chọn giống từ các cây giống ca cao đã trồng và theo dõi, khảo nghiệm đánh giá chất lượng các giống ca cao có tiềm năng,
tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình thâm canh, chế biến ca cao trên địa bàn.
Các đơn vị, cá nhân, tổ chức đã trồng ca cao cần khuyến khích xây dựng các vườn nhân giống nhằm cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu giống trồng mới cho địa phương và cho các nơi khác có nhu cầu, diện