Nguyên nhân của tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế

- Quy hoạch phát triển ca cao trên toàn huyện chưa hiệu quả

Việc phát triển ca cao trên địa bàn huyện hiện nay thiếu đồng bộ, hầu hết diện tích ca cao ở các nông hộ có quy mô tương đối nhỏ và mang tính tự phát không theo quy hoạch.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế

Hiện nay hệ thống đường giao thông liên huyện và liên xã còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó những vùng trồng ca cao thường là các xã nghèo do đó cơ sở hạ tầng phục vụ việc sản xuất còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

- Kỹ thuật sản xuất của người dân còn hạn chế

Một bộ phận nông dân đã được tập huấn nhưng việc áp dụng các quy trình kỹ thuật vào quá trình sản xuất còn hạn chế làm ảnh hưởng tới năng

- Thị trường thiếu tính ổn định

Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm ca cao được đánh giá là tương đối nhỏ so với thị trường của các cây công nghiệp dài ngày khác và chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống kênh tiêu thụ trên địa bàn còn hạn chế, thiếu mối liên kết mật thiết giữa người dân với các doanh nghiệp.

-Công tác quản lý của chính quyền địa phương

Trên thực tế công tác quản lý việc phát triên ca cao trên địa bàn còn nhiều vướng mắc. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên truyền chỉ mới đạt được một vài kết quả bước đầu. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch chưa thực sự kịp thời.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1. Bối cảnh phát triển cây Ca cao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)