Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 75 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những tồn tại hạn chế

Quy hoạch phân vùng sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ, các vùng sản xuất hầu hết nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng tương đối khó khăn, những vùng đất đai chưa thực sự phù hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp khác; Người nông dân chưa thực sự mạnh dan trọng việc đầu tư phát triển sản xuất ca cao, vẫn còn một bộ phận suy nghĩ cây ca cao là cây xóa đói giảm nghèo. Năng suất Ca cao tính trên cùng một đơn vị diện tích chưa cao, chất lượng

vườn cây già cỗi mà vẫn duy trì; Sự liên kết giữa các tác nhân trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ đầu ra sản phẩm Ca cao còn nhiều bất cập, lợi ích của nông hộ chưa được đảm bảo. Mối liên kết 4 nhà chưa thể hiện rõ vai trò, các hoạt động sản xuất của người trồng Ca cao chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính; Hình thức chế biến chủ yếu là thủ công từ hộ gia đình do vậy chất lượng Ca cao khô không cao; Công tác tái canh Ca cao được người dân thực hiện nhằm thay thế vườn già cỗi tuy nhiên quy trình kỹ thuật lại chưa được đảm bảo; Tâm lý chạy theo giá cả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà không hề quan tâm đến các quy luật thị trường của bà con nông dân vẫn còn; Năng lực thị trường của nông dân còn rất hạn chế về khả năng cập nhật tin tức, dự báo giá cả; Sản xuất coi trọng lợi nhuận mà không quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường (khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên đất, nước; bón phân hóa học không theo định mức; sử dụng dư lượng thuốc BVTV…)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)