6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới sản xuất cây Cacao
a. Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất Ca cao
Hiện nay trên địa bàn huyện Ea Kar tình hình thâm canh bằng việc sử dung các phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản dựa vào việc nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp diễn ra tương đối mạnh mẽ và thông qua việc sửa dụng các biện pháp đồng bộ như sau:
Trong những năm trước, khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa có những bước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay thì việc sử dụng các loại giống chưa đảm bảo chất lượng đã diễn ra dẫn đến hiện tượng người dân sản xuất ca cao với năng suất tương đối thấp và rủi ro trong quá trình sản xuất tương đối lớn làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của người nông dân. Xuất phát từ những tồn tại và hạn chê trên trong những năm trở lại đây các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những giống mới nhằm thay đổi cơ cấu giống sản xuất Ca cao nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, tuy nhiên các giống sản xuất ra còn phụ thuộc vào sự thích nghi của các loại giống, chất lượng giống và tập quán sản xuất... Trước đây vào năm 2006 các giống Ca cao được trồng nhiều là giống thực sinh với chất lượng chưa thực sự đảm bảo và năng suất còn thấp và chưa ổn định nhưng qua thời gian nghiên cứu đến nay các nhà khoa học đã lai tạo và đưa ra các giống được người nông dân và các nhà doanh nghiệp tin dùng và lựa chọn trồng như các giống ca cao dòng vô tính TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD14. Đặc biệt trên địa bàn huyện Ea Kar người dân tin dùng dòng vô tính TD6 vì đây là giống có năng suất tương đối cao và chất lượng đảm bảo, ngoài ra còn có khả năng kháng một số loại sâu bệnh. Từ những thành công
trong việc lai tạo và tạo ra các giống mới thì hiện nay trên địa bàn huyện Ea Kar diện tích trồng với các giống ca cao dòng vô tính qua tuyển chọn và giống mới khoảng 673 ha chiếm 85% tổng diện tích trồng ca cao của toàn huyện năm 2014.
Bảng 2.13: Cơ cấu giống Ca cao qua các năm (% diện tích)
STT Giống Năm 2007 Năm 2010 Năm 2014 1 TD1 35 25 18 2 TD2 0 7 12 3 TD3 8 17 25 4 TD5 11 17 21 5 TD6 23 13 10 6 TD8 0 6 3 7 TD10 0 3 5 8 TD14 23 12 6 Tổng 100 100 100
Nguồn: Phòng NN huyện Ea Kar năm 2014
Theo số liệu thống kê Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ea Kar đa phần các giống được qua chọn lọc. Tỷ lệ sử dụng giống mua tại các trung tâm là 85% (đa số cây giống được cung cấp thông qua công ty cổ phần Cao Nguyên Xanh và Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển Nông Lâm nghiệp EaKmat), một phần nhỏ được người dân tự ghép hoặc mua lại từ những nông dân khác. Hiện nay các vườn Ca cao trồng mới, tái canh và các nhóm hộ sản xuất có xu hướng sử dụng các giống dòng vô tính TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD14 do trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh tuyển chọn. Đây là những dòng vô tính có tiềm năng năng suất từ 2 đến 5 tấn/ha.
Bảng 2.14: Giống và nguồn gốc giống Ca cao huyện Ea Kar năm 2014
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ 1 Giống Ca cao 100 1.1 Chọn lọc 85 1.2 Không chọn lọc 15 2 Nguồn giống 100 2.1 Tự ươm 15
2.2 Mua tại các trung tâm giống 85
2.3 Mua từ nông dân khác 05
Nguồn: Phòng NN huyện Ea Kar năm 2014
Sử dụng các giống mới qua quá trình tuyển, chọn lọc, lai tạo mang được các đặc tính tốt cho người sản xuất như khả năng kháng sâu bệnh, chất lượng tốt, cho năng suất cao, đồng đều qua các năm và chất lượng hạt tốt.
Bên cạnh đó việc áp dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật giâm, ươm tạo ra các vườn Ca cao thuần chủng, năng suất cao. Cây ca cao loại cây chịu hạn tốt, hiện nay trên địa bàn huyện nguồn nước tưới chủ yếu được cung cấp từ ao, hồ, giếng khoan, giếng đào và mương thủy lợi.
Ngoài ra việc bón phân hàng năm cần cân đối và sử dụng liều lượng phù hợp theo nhu cầu của cây trồng để đảm bảo hiệu quả sự dụng phân bón, nhằm giảm chi phí đầu tư và tăng thu nhập cho người sản xuất. Với đặc điểm của cây ca cao là loại cây có nhu cầu hàm lượng phân kali tương đối lớn, do đó cần phải sử dụng các loại phân phù hợp để tạo điều kiện cho cây phát triển và sinh trưởng tốt.
Trong quá trình canh tác cẩn phải chú ý sử dụng các loại chế phẩm bảo vệ thực vật mới, các sản phẩm hữu cơ sinh học thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm, tác động đối với môi trường và ít gây độc đối với con người. Sử dụng các chế phẩm kích thích sinh trưởng hợp lý nhằm làm tăng quá trình ra hoa, đậu quả tập trung để giảm công trong quá trình thu hoạch, chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và đồng nhất.
Sử dụng những cây che bóng mới, phù hợp với nhu cầu chiếu sáng theo yêu cầu sinh lý của cây Ca cao. Hiện nay trên địa bàn huyện người nông dân chủ yếu trồng xen ca cao trong các vườn cây ăn quả, vườn điều chiếm 51%, vườn cây muồng lớn, keo khoảng 27 5 và một phần diện tích còn lại trong vườn cà phê đã già cỗi.
Bảng 2.15: Tình hình sử dụng nước tưới và các biện pháp tiết kiệm nước huyện Ea Kar năm 2014
STT Chỉ tiêu Cơ cấu (%)
1 Nguồn nước tưới 100
1.1 Ao, hồ 36
1.2 Giếng khoan, đào 34
1.3 Mương thủy lợi 30
2 Cây che bóng 100
2.1 Cây Muồng lớn, Keo 27
2.2 Cây Cà phê 22
2.3 Trồng xen cây ăn quả, điều 51
b. Công nghệ chế iến Ca cao
Trên địa bàn hiện nay đã có một số công ty đã đầu tư hệ thống chế biến dây chuyền tự động để nâng cao chất lượng Ca cao, tuy nhiên lượng Ca cao được chế biến còn hạn chế, chủ yếu ca cao được sơ chế và một phần nhỏ được chế biến theo hình thức chế biến thủ công với quy mô nhỏ từ nông hộ vẫn là chủ yếu.
Bên cạnh đó, việc đầu tư áp dụng tiến bộ KHCN đối với việc trang bị các máy móc, trang thiết bị công cụ dụng cụ trong sản xuất Ca cao ở huyện Ea Kar trên vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đã được chú trọng ở những nhóm hộ có quy mô trung bình và lớn còn lại vẫn là lao động thủ công, trình độ chủ hộ sản xuất phần nhiều chưa qua đào tạo.
Bảng 2.16: Tỷ lệ (%) trang bị thiết bị trong sản xuất Ca cao năm 2014
STT Diễn giải ĐVT BQ Theo quy mô
Nhỏ TB Lớn
1 Giá trị TSCĐ BQ/hộ Tr.đ 38 15 27 73 2 Tỷ lệ sở hữu thiết bị SX % 2.1 Nhà rẫy % 43 21 64 2.2 Xe công nông % 47 5 47 89 2.3 Máy tưới (mô tơ, Kama) % 86 92 76 91 2.4 Bình phun thuốc % 59 94 67 16 2.5 Ped tưới % 50 18 52 81 2.6 Ống tưới % 92 93 82 100 2.7 Giếng nước % 72 63 71 81
Nguồn: Phòng NN huyện Ea Kar năm 2014
Giá trị các loại máy móc được đầu tư có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ, các nhóm hộ có quy mô lớn thường có xu hướng đầu tư nhiều trang thiết
dân lựa chọn như xe công nông để chuyển chở phục vụ các công tác sản xuất khác, máy bơm nước tưới, bình phun thuốc, ped tưới nước, ống nước, và một số hộ có diện tích ca ca trồng xa nguồn nước như ao hồ, kênh mương thường sử dụng nguồn nước từ giếng khoan hoặc giếng đào.
Trong những năm trở lại đây xu hướng phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển cây Ca cao nói riêng chủ yếu tập trung vào việc phát triển theo chiều sâu, gắn với việc quy hoạch vùng sản xuất, các đại lý thu mua cũng như các nhà máy chế biến, công ty. Đồng thời khuyến khích người nông dân tiến hành trồng xen ghép ca cao với một số loại cây lâu năm có hiệu qua kinh tế cao như cà phê, sầu riêng, bơ sáp, keo...nhằm tăng cường khả năng che bóng cho ca cao và nhằm đa dạng hóa sản phẩm trên một đơn vị diện tích nhằm tránh rủi ro trong quá trình sản xuất và để mang lại nguồn thu nhập tốt hơn cho người nông dân, làm bước chuyễn biến mạnh mẽ tác động dẫn đến thay đổi cơ cấu sản xuất, liên đới đến số hộ, số lao động, nguồn lực cho phát triển cây Ca cao.