6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
Vị trí địa lý
Huyện Ea Kar nằm về phía Đông - Nam của Tỉnh Đắk Lắk. Trung tâm huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1.037,47 km2, bao gồm 2 thị trấn: Ea Kar, Ea Knốp và 14 đơn vị hành chính xã: Xuân Phú, Cư Huê, Ea Đar, Ea Kmút, Cư Ni, Ea Týh, Ea Păl, Cư Jang, Ea Ô, Ea Sô, Ea Sar, Cư Bông, Cư Elang và Cư Prông.
Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, và tỉnh Gia Lai;
+ Phía Tây giáp huyện Krông Pắc - Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk; + Phía Nam giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk;
+ Phía Đông giáp huyện M’Đăk, tỉnh Đắk Lắk. Vị trí địa lý của huyện Ea Kar có một số lợi thế sau:
- Huyện Ea Kar nằm trên trục QL26, là cửa ngõ phía Đông nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Phú Yên và Khánh Hoà, có vị trí chiến lược an ninh quốc phòng quan trọng, đồng thời có nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư hình thành một khu vực phát triển.
- Có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển, thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với Thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận.
- Là một vùng đất có nhiều nông trường được hình thành sớm với chức năng chính là sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp dài ngày nên
cơ sở hạ tầng đã được đầu tư khá lớn, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, lực lượng lao động dồi dào.., sẽ là một tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển nhanh kinh tế- xã hội.
- Tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, đặc biệt là tài nguyên đất và rừng (Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô) là thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây, con tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Địa hình
Huyện Ea Kar nằm trên cao nguyên Đắk Lắk nên có kiểu địa hình đặc trưng của cao nguyên, bao gồm chủ yếu là các dãy đồi có đỉnh bằng, sườn thoải lượn sóng, mức độ chia cắt nhỏ, hướng dốc chính từ Bắc và phía Nam về QL 26. Căn cứ cao độ phổ biến có thể chia huyện thành 3 khu vực địa hình chính như sau:
- Khu vực địa hình có độ cao trung bình từ 700- 800m. Khu vực này có diện tích khoảng 15.071 ha, chiếm 15% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía Bắc xã Ea Sô, Ea Sar.
- Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 600- 700m, diện tích khoảng 11.846 ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên, phân bổ tập trung ở phía Đông- Nam huyện, bao gồm các xã Cư Yang, Ea Păl và phía Nam xã Ea Ô. Hiện trạng chủ yếu là rừng và đất đồi núi mới sử dụng ít.
- Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 400- 500m, có diện tích 74.975 ha, chiếm 73% diện tích tự nhiên, phân bổ tập trung ở hai bên QL26; đây là khu vực đất màu mỡ, có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện.
Thời tiết, khí hậu
Huyện Ea Kar chịu ảnh hưởng hai loại khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên mát dịu, nhiệt độ cao đều quanh năm, trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô, do ảnh hưởng của khí hậu duyên hải Trung
bộ nên mùa mưa trong vùng thường đến sớm (giữa tháng 4) và kết thúc muộn (cuối tháng 11), chiếm 90% lượng mưa hàng năm (trong mùa mưa thường có tiểu hạn vào tháng 7), mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
- Chế độ nhiệt
+ Nhiệt độ bình quân năm: 23,70C;
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm: 27-290C; + Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm: 17,60C;
+ Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất: 26,30C (tháng 4,5); + Tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất: 21 0C(tháng 1,12); + Bình quân giờ nắng chiếu sáng/năm : 2.250 -2.700.
- Chế độ ẩm
+ Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.500 - 1.800mm; + Lượng mưa cao nhất: 3.000 mm;
+ Độ ẩm bình quân hàng năm: 80,2%; + Độ bốc hơi mùa khô: 1,04 -2,98 mm/ngày; + Độ bốc hơi mùa mưa: 1,53 - 3,31 mm/ngày;
- Chế độ gió: Mùa khô có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, vận tốc có thể đạt 15- 16m/s, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. Tốc độ gió từ 3,5 - 4,5m/s.
Với các chỉ số trên cho thấy khí hậu tương đối mát dịu, biên độ nhiệt ngày đêm vào mùa khô chênh lệch trên 100
C, là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, ca cao, điều, thuốc lá, bông, mía đường.vv..
b. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
- Nhóm đất phù sa
Có diện tích 6.972 ha chiếm 6,72% tổng diện tích tự nhiên, phân bố thành những đồng bằng nhỏ hẹp ven sông, suối có địa hình khá bằng phẳng và thấp, có điều kiện tưới tiêu chủ động. Hầu hết diện tích loại đất này đang sử dụng trồng hoa màu, cà phê, đất vườn. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau như các loại rau, đậu đỗ, lúa nước, ngô, khoai lang và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả. Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng rất thuận lợi trên nhóm đất này vì phần lớn diện tích được tưới nước chủ động. Hiện nay nhóm đất này đã được khai thác triệt để vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
- Nhóm đất lầy và than bùn
Nhóm đất lầy có 1 đơn vị phân loại là đất lầy, có diện tích 123 ha chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên. Đất lầy có địa hình thấp trũng, thường xuyên ngập nước, lầy lội. Đất thường bị yếm khí, không có kết cấu, không có tầng đế cầy, thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến nặng, giàu chất hữu cơ, đất chua.
- Nhóm đất xám
Diện tích: 34.351 ha, chiếm 33,11% tổng diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn thứ hai (sau nhóm đất đỏ vàng). Đất xám được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng bằng, các triền thoải, ven các hợp thuỷ đến núi cao. Đất xám trên phù sa cổ có tầng đất mịn dày, không có tầng kết von. Mặc dù có những hạn chế về độ phì nhiêu, song lại có những ưu điểm về phân bố địa hình, về lý học và cấu trúc đất như có thành phần cơ giới nhẹ và không có độc tố. Do đó, có thể sử dụng
để trồng nhiều loại cây trồng cạn khác nhau như: Cây công nghiệp lâu năm: Điều, cà phê,... cây ăn quả lâu năm, các cây hàng năm như: Mía, bắp, rau màu, đậu đỗ,...
Đất xám trên phù sa cổ có tầng mỏng, có kết von đáy hiện đang trồng điều, cây ăn trái trong vườn gia đình và các cây hàng năm: Rau màu, đậu đỗ, ... Do có độ phì thấp lại bị hạn chế về độ sâu tầng đất, nên trồng điều kết hợp với trồng cây hàng năm để bảo vệ đất tăng thu nhập gia đình. Các vùng đất xám nếu có nguồn nước tưới có khả năng trồng lúa.
- Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích: 56.988,27 ha chiếm 54,93% tổng diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong huyện. Nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất có quy mô diện tích cũng như số đơn vị loại đất lớn nhất, chúng có mặt ở tất cả các xã và Thị trấn trong huyện. Tập trung nhiều ở các xã: Cư Ni, Ea Păl, Ea Sar, Ea Sô, Cư Huê, Cư Bông, Cư Prông và Cư Elang. Đất nâu đỏ trên đá Bazan là loại đất tốt nhất. Có nhiều ưu điểm cả về cấu trúc không gian, tính chất lý, hoá học của đất: Phần lớn chúng phân bố ở gần khu dân cư, địa hình ít dốc và có tầng dày, đất có cấu trúc viên, tơi, xốp suốt phẫu diện. Hàm lượng các chất dinh dưỡng: Mùn, Đạm và Lân tổng số đều ở mức giàu, riêng Kali tổng số ở mức trung bình thấp đến nghèo. Hạn chế chính đối với đất nâu đỏ trên đá Bazan là thường phân bố ở địa hình cao, khan hiếm về nguồn nước. Hiện nay đang trồng chủ yếu là Cà phê có xen các cây hàng năm như bắp, mì.
Từ những đặc điểm trên, đất nâu đỏ trên đá Bazan có phạm vi thích hợp khá rộng đối với nhiều loại cây trồng cạn, từ cây trồng hàng năm: Bắp, mía, mì, đậu đỗ,…đến các cây lâu năm như: Cà phê, điều, tiêu, nhãn, mít, sầu riêng.
Bảng 2.1: Cơ cấu và phân loại đất huyện Ea Kar Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Nhóm đất phù sa 6.972 6,72
1. Đất phù sa không được bồi chua 5.993 5,78 2. Đất phù sa ngòi suối 979 0,94
II. Nhóm đất lầy và than bùn 123 0,12
3. Đất lầy 123 0,12
III. Nhóm đất xám 34.351 33,11
4. Đất xám trên phù sa cổ 5.905 5,69 5. Đất xám trên trên Macma acid và đá cát 28.446 27,42
IV. Nhóm đất đỏ vàng 56.988 54,93
6. Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính 8.020 7,73 7. Đất nâu vàng trên đá Macma bazơ và trung tính 365 0,35 8. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất 10.136 9,77 9. Đất vàng đỏ trên đá Macma acid 37.939 36,57 10. Đất vàng nhạt trên đá cát 528 0,51
V. Nhóm đất thung lũng 2.036 1,96
11. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 2.036 1,96
VI. Đất xói mòn trơ sỏi đá 219 0,21
Diện tích không điều tra (sông suối, hồ ao, mương) 3.058 2,95 Diện tích tự nhiên toàn huyện 103.747 100,00
Đất vàng đỏ trên phiến sét, nhìn chung có độ phì nhiêu thấp, tầng đất thường mỏng và trung bình, nên khả năng sử dụng cho nông nghiệp có hạn chế. Những nơi ít dốc, tầng đất dầy nên trồng những cây hàng năm như cây mía, mè, đậu,.. các cây lâu năm: Điều, tiêu và các cây ăn quả. Vùng đất có tầng mỏng, nhiều kết von, đá lẫn, nên khoanh nuôi tái sinh rừng, hoặc nông lâm kết hợp.
Đất vàng đỏ trên đá Mácma acid tuy có diện tích lớn, nhưng chất lượng rất kém, lại phân bố ở địa hình cao, độ dốc lớn. Khả năng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Do vậy, những nơi có độ dốc cao nên khoanh nuôi tái sinh rừng, hoặc sử dụng loại hình Nông - Lâm kết hợp, để tăng mức độ che phủ bảo vệ đất và bảo vệ rừng đầu nguồn cho tỉnh và cho cả khu vực. Một số chân đất có độ dốc nhỏ, tầng đất dày có thể sử dụng trồng cây công nghiệp (điều, mía…), cây ăn quả, và hoa màu.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
Diện tích: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 2.036 ha, chiếm 1,96% tổng diện tích tự nhiên Phân bố ở các xã: Ea Đar, thị trấn Ea Kar, Cư Ni, và Ea Kmút.
Hầu hết diện tích đất đã được sử dụng để trồng lúa nước, đậu đỗ, rau màu. Tuy nhiên sản xuất trên loại đất này rất bấp bênh do thường bị ngập và bị lũ quét trong mùa mưa.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
Có diện tích 218,99 ha, chiếm 0,21% tổng diện tích tự nhiên, dễ khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.
-Các loại đất khác (sông suối):
Có diện tích 3.057,74 ha, chiếm 2,95% tổng diện tích tự nhiên của huyện (Được thể hiện ở Bảng 2.1).
Tài nguyên nước
- Nước mặt
Từ đặc điểm địa hình của huyện có 2 hướng chủ yếu: Từ trung tâm huyện lên phía Bắc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Từ trung tâm kéo về phía Nam của huyện nghiêng dần từ Đông Nam về Tây Bắc, nên các sông chính có hướng chủ yếu là hướng Tây - Đông (lưu vực sông Krông Hnăng thuộc lưu vực sông Ba); và hướng Đông Nam - Tây Bắc (lưu vực sông Krông Păk thuộc lưu vực sông SêRêPôk). Tuy nhiên, các nhánh suối của 2 lưu vực này cũng có hướng chảy đa dạng, tùy thuộc tiểu địa hình khu vực.
Nguồn nước phía Nam của huyện thuộc lưu vực sông Krông Păc khá dồi dào, còn vùng phía Bắc của huyện nguồn nước nghèo hơn vì bắt nguồn từ vùng ít mưa hơn (lưu vực sông Krông H’năng). Tuy nhiên, do sự khác biệt quá rõ nét giữa 2 mùa mưa và khô nên dòng chảy cũng phân làm 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa (sau khi mùa mưa bắt đầu 1 tháng và kết thúc trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng). Các sông suối khu vực phía Tây của huyện (Từ TT Ea Kar về phía huyện Krông Păc) mùa lũ thường từ tháng 6 đến tháng 11, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Các sông suối phía Đông và Nam của huyện, mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 12, mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6.
- Ngoài hệ thống sông suối ra trong huyện còn có các công trình thủy lợi cung cấp nước cho sản xuất, điều tiết nguồn nước ngầm trong khu vực ảnh hưởng.
* Một số sông, suối chính trong huyện
Sông Ea Krông H’năng có tổng chiều dài 129km, diện tích lưu vực 1.790km2, trong đó đoạn chảy qua huyện dài 77km và diện tích lưu vực 1.069km2 (chiếm gần 60% tổng lưu vực). Hướng dòng chảy chính từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, độ dốc lòng sông 7,45%, tổng lượng dòng chảy 0,58 tỉ m3/năm, lưu lượng bình quân (Q 75% = 20m3/s), lưu lượng tháng kiệt nhất
Q = 1,64m3/s.
Các suối chính ở phía Bắc Quốc lộ 26 gồm có: Suối Ea Dah, Ea Bra, Ea Dhông Mla, Ea Khê,…
Các sông, suối chính ở phía Nam Quốc lộ 26 gồm có: Sông Krông Păk là chi lưu của sông Krông Ana (Đoạn chảy qua huyện Ea Kar dài khoảng 35km, lưu lượng bình quân 10,1m3/s), và các suối: Ea Kar, Ea Rok, Ea Dê,..
Nhìn chung sông suối trên địa bàn huyện phân bố khá đều, nhưng ngắn, dốc nên nước mưa tập trung về nhanh, gây ra tình trạng ngập úng cục bộ ở các khu vực có địa hình bằng, thấp, đồng thời thúc đẩy quá trình xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng ở những nơi có địa hình cao. Ngược lại, vào mùa khô nhiều suối thường cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngấm theo kết quả lập bản đồ Địa chất thủy văn của Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Trung, nước ngầm trên địa bàn huyện chủ yếu vận động, tàng trữ trong thành tạo phun trào basalt độ sâu phân bố 15 đến 120m. Trữ lượng ở phía Bắc phong phú hơn phía Nam huyện, chất lượng nước khá tốt. Ở những nơi có địa hình thấp nước ngầm nông, hầu hết các hộ nông dân tự đào giếng để khai thác phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt và 1 phần phục vụ sản xuất như tưới cho cà phê, tiêu và cây ăn quả,..
Tài nguyên rừng
Tổng diện tích có rừng của huyện Ea Kar là 37.682,54 ha, trong đó: - Đất rừng phòng hộ: 872,97 ha;
- Đất rừng đặc dụng: 21.137,30 ha, - Đất rừng sản xuất: 15.672,27 ha;
Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình khá thuận lợi nên tài nguyên rừng trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau.
Theo một sô nghiên cứu và đánh giá, rừng Ea Kar có 44 loài thú thuộc 22 họ và 17 bộ, trong đó có 17 loài thuộc diện quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam; 158 loài chim thuộc 51 họ và 15 bộ, trong đó có 9 loài trong sách đỏ Việt Nam; 23 loài lưỡng cư- bò sát thuộc 11 họ và 3 bộ, vv...
Chính với sự phong phú về thảm thực vật hệ động vật rừng như vậy, khu rừng Ea Sô đã trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Đắk Lắk và của quốc gia.
Tài nguyên khoáng sản
Kết quả điều tra nghiên cứu của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam