Tăng cường các nguồn lực cho phát triển cây Cacao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 83 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển cây Cacao

* Giải pháp về đất đai: Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất của huyện Ea Kar. Hướng dẫn đưa vào quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất đối với diện tích chuyển sang trồng ca cao. Đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân để cho dân có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng; Giảm thuế đất nông nghiệp 50% cho các hộ trồng Ca cao hoặc không thu thuế nông nghiệp trong thời gian dài. Công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, tận dụng vùng đất trống, đồi núi trọc, ao hồ,… có khả năng sản xuất Ca cao khai thác đưa vào sử dụng. Nghiên cứu và đề xuất các chính sách nhằm giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến và thu mua sản phẩm ca cao trên địa bàn.

* Giải pháp về vốn: Ngân hàng Chính sách - Xã hội, NNPTNT của huyện và chi nhánh tại huyện Ea Kar cần phát huy vai trò của mình, tăng số lượng hộ được vay; Cần xem xét lại thời hạn cho vay để phù hợp với điều kiện sản suất mang tính đặc thù như ngành sản xuất nông nghiệp.

Cần có chính sách hỗ trợ 30% lãi suất ngân hàng đối với các hộ vay vốn để trồng mới ca cao hoặc chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng mới và thâm canh ca cao. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 03 năm kể từ

ngày bắt đầu trồng mới.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức trồng mới hoặc chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng mới và thâm canh ca cao, xây dựng nhà máy chế biến ca cao sẽ được ưu tiên xem xét cho vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của địa phương sau khi có phương án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không vay vốn được từ Quỹ đầu tư phát triển mà vay từ các tổ chức tín dụng khác thì được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức chênh lệch lãi suất vay từ Quỹ đầu tư phát triển. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu trồng mới.

* Giải pháp về lao động: Lao động có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển cây ca cao. Vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động đặc biết đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống tại địa phương, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, cần có chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo tay nghề để thu hút được nhiều người vào làm việc tại nông trường, công ty và các cơ sở công nghiệp chế biến ngành ca cao. Đẩy mạnh việc phổ cập tri thức khoa học kỹ thuật cho người lao động, giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; nâng cao kỹ năng sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao trí thức cho cán bộ, viên chức và người lao động; Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật; Đào tạo đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp; Tập huấn khuyến nông cho nông dân trồng Ca cao trên địa bàn nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật khuyến nông, trình độ canh tác mới có thể đáp ứng được nâng cao hiệu quả kinh tế.

Các doanh nghiệp, tổ hợp tác cần có chính sách ưu đãi trong tuyển dụng và đãi ngộ thoải đáng đối với cán bộ quản lý và kỹ thuật giỏi, tiến tới có thể đặt hàng với các trường trên địa bàn tỉnh mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật trồng, bảo vệ thực vật, chế biến và bảo quản sản phẩm ca cao; bố trí, sắp xếp lao động hợp lý và tạo điều kiện ổn định cuộc sống lâu dài cho

người lao động, nhất là lao động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo điều kiện thu nhận lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân trong các công ty.

Phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, thiết thực, gắn với khả năng tạo ra việc làm. Hình thành các trung tâm kỹ thuật, trường nghề.Các trung tâm dạy nghề cần xây dựng kế hoạch và thực hiện mở các lớp đào tạo ngắn hạn và các lớp tập huấn về kỹ thuât trồng và chăm sóc, thu hoạch và sơ chế ca cao cho lao động vùng trồng ca cao, ưu tiên lao động dưới 40 tuổi trong chương trình dạy nghề nông thôn.

3.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới

Để tăng cường thâm canh nông nghiệp cần chú ý một số giải pháp sau: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch PTNN gắn với nhu cầu thị trường, đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ kỹ thuật, KHCN, tăng cường xã hội hóa và áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến. Đối với kỹ thuật sản xuất cây Ca cao cần:

* Giống Ca cao: công tác giống cây ca cao cần được chú trọng ngay từ đầu, các địa phương và cơ quan chuyên môn cần khuyến cáo người dân trồng bằng giống cây ghép, tuyệt đối không trồng giống thực sinh, giống không rõ nguồn gốc. Sử dụng các dòng ca cao vô tính có chất lượng tốt cho năng suất cao, cỡ hạt to và tính kháng bệnh tốt được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhân như TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD14. Đối với những vườn cây trồng bằng hạt lai F1 hoặc các giống không rõ nguồn gốc trong các mô hình thử nghiệm trước đây không đạt yêu cầu thì hướng dẫn tiến hành ghép cải tạo giống hoặc thanh lý trồng lại.

Tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới song song với công tác điều tra tuyển chọn giống từ các cây giống ca cao đã trồng và theo dõi, khảo nghiệm đánh giá chất lượng các giống ca cao có tiềm năng,

tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình thâm canh, chế biến ca cao trên địa bàn.

Các đơn vị, cá nhân, tổ chức đã trồng ca cao cần khuyến khích xây dựng các vườn nhân giống nhằm cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu giống trồng mới cho địa phương và cho các nơi khác có nhu cầu, diện tích vườn nhân giống phụ thuộc vào nhu cầu giống trồng hàng năm của từng địa phương hoặc có thể kết hợp tổ chức sản xuất giống ca cao nơi có vườn nhân giống các cây lâu năm khác.

Hàng năm nên trồng và thử nghiệm một số loại giống mới, tai mỗi xã phường xây dựng mỗi mô hình điểm trên cơ sở đó xem xét nhân rộng mô hình. Chuyển đổi một số diện tích đất đai trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng Ca cao, đồng thời tiến hành xen ghép các mô hình trồng Ca cao với các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như điều, cà phê, bơ sáp, sầu riêng, mít nghệ..., vừa có tác dụng che bóng vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng 1 đơn vị diện tích.

* Khoa học kỹ thuật

Thực hiện thâm canh ngay từ đầu trong canh tác ca cao và lên men khi sơ chế, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hạt ca cao.

Chú trọng cải tạo diện tích ca cao đã có kết hợp với aps dunngj kỹ thuật thâm canh (chú ý đến những vùng trồng tập trung); đồng thời mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện sinh thái thích hợp với ca cao.

Tăng cường đào tạo lao động, khuyến nông có chuyên môn kỹ thuật và quản lý, thông tin tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cây ca cao, tăng vốn Nhà nước đầu tư cho các Chương trình Khuyến nông về ca cao.

Hoàn chỉnh các quy trình hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cho cây ca cao theo vùng sinh thái, bao gồm cơ cấu giống, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản. Thực hiện thâm canh ngay

từ đầu và hướng đến một ngành công nghiệp ca cao bền vững.

Áp dụng sản xuất theo hướng có trách nhiệm, tạo sản phẩm có chứng nhận, an toàn cho người tiêu dùng.

Chú trọng hướng dẫn kỹ thuật lên men sơ chế hạt sau thu hoạch cho các điểm thu mua, các câu lạc bộ sản xuất ca cao. Các cơ sở thu mua phải được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lương sản phẩm ca cao.

Cây ca cao con cần 25-50% ánh sáng, do vậy cây cần được che bóng trong năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để bảo đảm tỷ lệ cây sống và cây con sinh trưởng tốt.

Trong điều kiện ở huyện Ea Kar thường có gió mạnh và nắng gắt trong mùa khô nên việc che bóng, chắn gió là kỹ thuật bắt buộc. Khi cây đã trưởng thành loại bỏ dần bóng mát và có thể đi đến loại bỏ hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện thâm canh. Để tăng thu nhập, có thể chọn trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy dầu hay cây dược liệu (chôm chôm, sầu riêng, bơ, quế, hoa hòe...) để trồng xen trong vườn ca cao làm cây che bóng lâu dài.

Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt (80% rễ tập trung ở tầng 0-15cm) nên cần bón phân trong tầng đất mặt. Rải phân theo đường chiếu của vanh tán, nên xới nhẹ và lấp đất để giảm bớt thất thoát do rửa trôi và bay hơi.

Sâu hại: các loại sâu ăn lá, bọ xít muỗi, bọ cánh cứng... dùng các loại thuốc Suprathion, Sherpa, Karate, Actara...

Bệnh nấm hồng: dùng Validacin 1,2-1,5%, Anvil, Tilt 0,2-0,3%, chú ý phun mặt dưới lá.

Bệnh thối quả: Là loại bệnh rất nghiêm trọng trên cây ca cao, bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, thu gom các quả bệnh, cành bệnh mang ra khỏi vườn và đốt bỏ. Mùa mưa cần rong tỉa cây che bóng cho thông thoáng. Phun Ridomil, Alliette 0,2-

0,3%. Phun 3-4 lần trong mùa mưa.

Cần đảm bảo thời vụ thu hoạch, phương pháp thu hoạch nhằm đảm bảo chất lượng hạt ca cao đúng tiêu chuẩn, đảm bảo giá bán và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây ca cao tại địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)