Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ thanh toán trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán trong nước ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 26 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ thanh toán trong

trong nước

Mỗi ngân hàng có những hướng khác nhau để phát triển các dịch vụ thanh toán trong nước của mình và thực tế sự phát triển dịch vụ thanh toán trong nước là một khái niệm mà không có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh một cách chính xác được. Mỗi quan điểm có cách đánh giá riêng bằng cách tổng hợp những chỉ tiêu không hoàn toàn giống nhau, nhưng thông thường có thể dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTTN:

a. Mức độ tăng trưởng về quy mô cung ứng dịch vụ TTTN

Tăng trưởng về quy mô cung ứng dịch vụ thanh toán được đánh giá qua tăng trưởng về:

- Doanh số thanh toán qua ngân hàng.

- Số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. - Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.

Mức độ tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ được đánh giá qua mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng của các chỉ tiêu trên.

Doanh số thanh toán qua ngân hàng là tổng số tiền mà khách hàng thực hiện thanh toán thông qua các hình thức thanh toán. Doanh số thanh toán tăng lên cho biết quy mô cung ứng dịch vụ tăng lên, số lượng thanh toán tăng lên thể hiện sự phát triển mở rộng của ngân hàng và ngược lại.

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng đông thuộc mọi thành phần kinh tế, bất cứ ai có nhu cầu sử dụng dịch vụ đều trở thành khách hàng của ngân hàng. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ càng

lớn thì doanh số và thu nhập càng lớn. Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng càng đa dạng, càng tăng thì ngân hàng có cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng.Và đây cũng là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thanh toán trong nước.

Số lượng khách hàng giảm và khối lượng sử dụng dịch vụ giảm thể hiện sự thu hẹp hoạt động thanh toán qua ngân hàng, phản ánh tình trạng hoạt động dịch vụ không tốt của ngân hàng.

b. Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ TTTN

Dịch vụ luôn gắn liền với nhu cầu của con người mà nhu cầu của con người là vô hạn. Vì vậy khả năng phát triển của dịch vụ là rất to lớn, phạm vi khai thác là vô tận. Dịch vụ khách hàng đang là vũ khí cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Do đó các ngân hàng đang chạy đua về chất lượng dịch vụ cả về quy mô phát triển, tiềm lực về vốn, bề rộng hệ thống mạng lưới cũng như là chiều sâu công nghệ.

Chất lượng dịch vụ là một tiêu chí có tính định tính, phản ánh sự phát triển dịch vụ thanh toán trong nước theo chiều sâu. Chất lượng dịch vụ phản ánh mức độ thỏa mãn của khách hàng về các dịch vụ TTTN mà ngân hàng cung cấp. Để đánh giá tiêu chí này, có thể thực hiện bằng phương pháp tự đánh giá của Ngân hàng hoặc qua khảo sát đánh giá của khách hàng. Chất lượng dịch vụ chi phối mạnh đến việc tăng thị phần, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, hạ thấp chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

c. Đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ cung ứng

Có thể phân tích cơ cấu dịch vụ thanh toán theo hình thức thanh toán, đối tượng khách hàng, theo chủng loại sản phẩm cung ứng. Tuy nhiên, đề tài chỉ phân tích cơ cấu dịch vụ thanh toán trong nước theo hình thức thanh toán. Nó thể hiện sự đa dạng hóa cũng như sự tiến bộ về các điều kiện, phương tiện phục vụ thanh toán của Ngân hàng.

d. Sự tăng trưởng thị phần dịch vụ thanh toán trong nước

Thị phần là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ, một ngân hàng càng hoạt động, sản phẩm dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu khách hàng thì càng thu hút được nhiều khách hàng, thị phần của ngân hàng đó càng cao. Thị phần dịch vụ thanh toán trong nước phản ánh tỷ trọng quy mô cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước của ngân hàng trong tổng quy mô cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước của tất cả các ngân hàng trên cùng địa bàn. Tăng thị phần thể hiện sự gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Mục tiêu gia tăng thị phần thường gắn liền việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

e. Mức độ tăng trưởng thu nhập từ cung ứng dịch vụ TTTN

Dịch vụ thanh toán trong nước phát triển nếu nó mang lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng. Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả kinh doanh, sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Nếu hoạt động tín dụng nguồn thu chủ yếu thông qua lãi suất thì tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nước được đánh giá qua tăng trưởng về doanh thu phí từ các hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán. Sự tăng trưởng thu nhập từ hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước được đánh giá qua 2 chỉ tiêu: mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng thu nhập.

Thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nước tăng lên cho thấy dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngược lại, thu nhập từ dịch vụ thanh toán giảm thể hiện sự thu hẹp trong hoạt động dịch vụ thanh toán.

f. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán trong nước

Trong quá trình phát triển dịch vụ thanh toán trong nước, vẫn có khả năng xuất hiện các rủi ro từ hoạt động, rủi ro mang đến do quá trình tác

nghiệp như: thao tác không chính xác của nhân viên ngân hàng, do lỗi hệ thống công nghệ thông tin, do quy trình, quy chế và các yếu tố khách quan khác. Rủi ro thanh toán do các đối tượng có hành vi lừa đảo, đối tượng thuộc danh sách đen, nếu không kiểm soát cẩn thận và rủi ro về tính bảo mật trong giao dịch điện tử. Đặc biệt rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ mà chủ yếu là giả mạo thẻ do gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc… Vì vậy ngân hàng luôn quan tâm đặc biệt đến hoạt động quản lý rủi ro. Bộ phận kiểm soát lệnh thanh toán qua ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn tài sản, hạn chế các rủi ro gây thiệt hại cho cả khách hàng và ngân hàng mà thực tế các rủi ro này phần lớn là do ngân hàng phải gánh chịu. Đây là rủi ro thanh toán một phần của rủi ro hoạt động. Vì vậy, ngân hàng sẽ kiểm soát các nội dung:

- Lệnh phải là thực của người sử dụng dịch vụ thanh toán (chủ tài khoản hoặc khách hàng vãng lai).

- Lệnh thanh toán là một chứng từ nên trước hết phải kiểm soát tính hợp lệ và hợp pháp của lệnh thanh toán, sau đó mới tiến hành kiểm soát các yếu tố đặc thù được quy định riêng theo từng hình thức.

- Khả năng thực hiện lệnh của người sử dụng dịch vụ thanh toán. Trong trường hợp lệnh thanh toán là lệnh chi của chủ tài khoản, khả năng này thể hiện ở số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc hạn mức thấu chi hoặc hạn mức của thẻ thanh toán.

Có thể nói, kiểm soát lệnh là một nội dung quan trọng của quy trình thanh toán. Thực tế hoạt động của các ngân hàng gần đây đã xảy ra khá nhiều rủi ro do gian lận, trục lợi của nhân viên, hoặc do gian lận của khách hàng hoặc do sai sót vô ý dẫn tới thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy,các nhân viên lien quan tới dịch vụ thanh toán phải tăng cường hiệu quả của khâu kiểm soát để vừa hạn chế rủi ro vừa làm giảm chi phí giao dịch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán trong nước ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 26 - 30)