Kết quả hoạt động của Vietinbank Bình Định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán trong nước ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 41 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3.Kết quả hoạt động của Vietinbank Bình Định

VietinBank Chi nhánh Bình Định là một trong những ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn với lượng khách hàng truyền thống, mạng lưới hoạt động rộng khắp và được khách hàng tin tưởng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều tổ chức tín dụng mở ra và cạnh tranh gay gắt trên địa bàn nên Chi nhánh cũng không ít khó khăn trong việc phát triển thị phần. Trải qua bao thăng trầm, nhìn lại hơn 20 năm hình thành, xây dựng và phát triển đã qua của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định, ta có thể khẳng định rằng Chi nhánh đã vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, luôn tiên phong trong cơ chế thị trường, không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một ngân hàng thương mại lớn, chủ lực, hàng đầu trong tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói chung, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới, phục vụ đắc lực và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua Chi nhánh đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển; tạo được niềm tin với cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định; có được sự tín nhiệm từ khách hàng, xứng

đáng là Ngân hàng hàng đầu; góp phần vào sự ổn định và phát triển mạnh mẽ của tỉnh Bình Định nói riêng và đất nước nói chung.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nổ lực phấn đấu của lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên, Chi nhánh cũng đạt được một số kết quả sau:

a. Huy động vốn

Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động có vai trò quan trọng quyết định tính chủ động trong kinh doanh của ngân hàng. Vietinbank Bình Định đã đạt được những thành công trong huy động vốn với nguồn vốn tăng dần qua từng năm thể hiện như bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Bình Định từ 2011-2013

ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) Tỷ lệ (%) (+/-) Tỷ lệ(%) Huy động vốn 1.048.378 1.177.076 1.252.607 128.698 12,28 75.531 6,42 Tiền gửi TCKT 269.362 220.362 268.999 -49.000 -18,19 48.637 22,07 Tiền gửi dân

cư 779.016 956.714 983.608 177.698 22,81 26.894 2,81

Biểu đồ 2.1 .Tình hình huy động vốn của Vietinbank Bình Định từ 2011-2013

Sản phẩm huy động vốn chỉ mang tính truyền thống. Các sản phẩm huy động dành cho tổ chức kinh tế còn ít, chưa thực sự hấp dẫn. Thị trường huy động vốn bị sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng TMCP. Năm 2012 huy động vốn tăng 12,28% tức là tăng 128.698 triệu đồng trong đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm 18,19%, tiền gửi dân cư tăng 177.698 triệu đồng tăng 22,81% so với 2011. Sang năm 2013 tiền gửi từ tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm, so với 2012 huy động vốn chỉ tăng 75.531 triệu đồng tức 6,42%.

Để duy trì được kết quả tăng trưởng trên, Vietinbank Bình Định đã thành lập tổ huy động vốn, tăng cường công tác tiếp thị nguồn vốn, Ban Lãnh đạo đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, luôn xem tăng trưởng huy động vốn là mục tiêu hàng đầu, quyết định kết quả kinh doanh của Vietinbank Bình Định. Tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, nhiều sản phẩm huy động vốn hấp dẫn linh hoạt thị hiếu, nhu cầu khách như chương trình chứng chỉ tiền gửi dự thưởng ngắn hạn, dài hạn, cùng với nhiều quà tặng, thẻ

cào… các chương trình luôn đạt được kết quả tốt hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, Chi nhánh đã khai thác nhiều kênh huy động vốn, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vu khách hàng.. đặc biệt nâng cấp phát triển nhiều điểm giao dịch có thiết kế chuẩn mang thương hiệu mới. Kết quả huy động vốn từ năm 2011-2013 cho thấy sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh.

b. Cho vay

Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với mục tiêu mở rộng tín dụng với phương châm an toàn hiệu quả, chi nhánh đã rất nổ lực trong việc tăng trưởng tín dụng nhưng dư nợ cho vay của Vietinbank Bình Định giảm dần qua các năm như trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Tình hình cho vay của Vietinbank Bình Định từ 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

CHỈ TIÊU

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) Tỷ lệ

(%) (+/-)

Tỷ lệ (%) Dư nợ cho vay 1.799.130 1.635.170 1.541.618 -163.960 -9,11 -93.552 -5,72 Ngắn hạn 1.483.075 1.331.312 1.245.407 -151.763 -10,23 -85.905 -6,45 Trung dài hạn 316.055 303.858 296.211 -12.197 -3,86 -7.647 -2,52

Biểu đồ 2.2. Tình hình cho vay của Vietinbank Bình Định từ 2011-2013

Trước những diễn biến khó khăn của nền kinh tế xã hội trong những năm gần đây, Chi nhánh Bình Định đã cõ những chính sách điều chỉnh lãi suất cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cá nhân nhưng hầu như dư nợ cho vay của Chi nhánh là giảm dần qua các năm.

Năm 2012 là năm đánh dấu sự khó khăn của cả nền kinh tế, việc neo lãi suất cao trong thời gian dài đã làm suy kiệt tài chính của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất trong cả nước. Dư nợ 2012 giảm so với 2011 đạt 1.635.170 triệu đồng giảm 9,11% trong đó cho vay ngắn hạn giảm 151.763 triệu đồng, tốc độ giảm 10,23% , cho vay trung dài hạn giảm 12.197 triệu đồng, tốc độ giảm 3,86%. Sang năm 2013 dư nợ cho vay tiếp tục giảm so với năm 2012 giảm 93.552 triệu đồng tức 5,72% trong đó cho vay ngắn hạn giảm 6,45%, cho vay trung và dài hạn giảm 2,52%.

Dư nợ cho vay giảm qua các năm nguyên nhân một phần là do việc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thường xuyên thay đổi mô hình cấp tín dụng gây ra khó khăn trong việc thích ứng với mô hình mới, đòi hỏi về yêu cầu khách hàng cao hơn. Dẫn đến Chi nhánh mất một lượng khách hàng truyền thống.

c. Nợ xấu

Tỷ lệ nợ quá hạn phẩn ánh chất lượng tín dụng ngân hàng, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Trong một đồng dư nợ tín dụng thì có bao nhiêu đồng bị quá hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%. Bảng 2.3 thể hiện tỷ lệ nợ xấu qua các năm từ 2011-2013.

Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ xấu Vietinbank Bình Định qua các năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền

(+/-) Tỷ lệ (%) Số tiền (+/-) Tỷ lệ (%) Nợ xấu 14.884 31.220 61.877 16.336 109,76 30.657 98,20 Tỷ lệ nợ xấu 0,83% 2,10% 4,01%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 2012 là 2,1%. Nợ xấu tăng cao là hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng mạnh trong bối cảnh kinh tế suy thoái, bất động sản, chứng khoán đóng băng trong thời gian dài sau thời gian tăng trưởng nóng. Việc này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng quy mô, thị phần, hiệu quả triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Năm 2013 nợ xấu tăng độ biến 98,2% so với năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 4,01%, tỷ lệ này khá là cao. Việc khống chế không để nợ quá hạn phát sinh và thu hồi các khoản nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Vietinbank Bình Định trong thời gian tới.

d. Lợi nhuận

Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn chung của toàn ngành cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng bằng sự

nỗ vượt qua khó khăn Chi nhánh vẫn đảm bảo thu nhập năm 2011 là 504.202 triệu đồng và lợi nhuận trước thuế là 27.854 triệu đồng. Đây là minh chứng rõ nét cho việc kinh doanh hiệu quả của Chi nhánh. Bảng 2.4 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2011-2013.

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bình Định qua các năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng thu nhập 504.202 428.653 341.684 -75.549 -14,98 -86.969 -20,29 Tổng chi phí 476.348 404.021 304.636 -72.327 -15,18 -99.385 -24,60 Lợi nhuận 27.854 24.632 37.048 -3.222 -11,57 12.416 50,41

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bình Định

Xu hướng hiện nay của các NHTM là liên tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình, Vietinbank Bình Định cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Chi nhánh không ngừng mở rộng đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng và đã đạt được những kết quả đáng kể, thể hiện qua các khoản thu từ dịch vụ Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Tổng thu nhập giảm dần qua các năm từ 504.202 triệu đồng năm 2011 giảm còn 341.684 triệu đồng năm 2013. Lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011 là 3.222 triệu đồng giảm 11.57%. Năm 2013 lợi nhuận tăng 12.416 triệu đồng tăng 50,41 % do tổng chi phí giảm 24,6%. Tổng chi phí giảm dần qua các năm từ năm 2011 tổng chi phí là 476.348 triệu đồng sang năm 2012 là 404.021 triệu đồng giảm 15,18%, sang năm 2013 tổng chi phí tiếp tục giảm 24,6% giảm 99.385triệu đồng.

Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn Chi nhánh đã và đang nổ lực tìm mọi biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động, chú trọng vào chất lượng các sản phẩm huy động và cho vay cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Chi

nhánh luôn bám sát chỉ đạo của VietinBank về phát triển tín dụng, phân tích ngành, cảnh báo rủi ro, trích lập dự phòng, tích cực thu hồi những khoản nợ xấu. Từ đó xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, đảm bảo an toàn hiệu quả, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán trong nước ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 41 - 48)