Đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán trong nước ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 85 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Tăng cường đầu tư công nghệ phục vụ dịch vụ TTTN cho chi nhánh: Ngân hàng TMCP Công thương VN nên tiếp tục đầu tư cho chi nhánh các công nghệ hiện đại hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tiện ích cho các dịch cụ hiện có, nâng mức độ tự động hóa các quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; đầu tư phát triển các chương trình phần mềm

phục vụ thanh toán; phát triển công nghệ thông tin an toàn, bảo mật đảm bảo hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Tăng cường khả năng liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để trao đổi về công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Lựa chọn hệ thống công nghệ hiện đại, đáp ứng được các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và quản lý điều hành đồng thời cho phép tích hợp các dịch vụ ngân hàng mới đã được hoạch định và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường công tác đào tạo huấn luyện

Con người là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ thanh toán trong nước. Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là nghiệp vụ có sử dụng công nghệ cao, do đó các cán bộ ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này trước hết phải nắm vững nghiệp vụ, công nghệ và giàu kinh nghiệm thực tiễn. Các cán bộ này phải được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp cao. Việc đào tạo một cách cơ bản sẽ góp phần đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn cho hoạt động dịch vụ TTTN, giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Ngân hàng nên tổ chức định kỳ các lớp tập huấn, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến kiến thức, huấn luyện các kỹ năng nền tảng cho cán bộ làm công tác thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các lớp tập huấn nên đi chuyên sâu, đào tạo thực hành phần công việc cụ thể để nhân viên nắm rõ thao tác trong quá trình tác nghiệp. Thường xuyên mở các lớp học đào tạo về kỹ năng bán hàng để nâng cao khả năng bán các sản phẩm dịch vụ của nhân viên.

- Tiếp tục hợp tác với các NHTM trong nước phát triển thêm mạng thanh toán song phương để tăng tốc độ thanh toán và giảm thiểu chi phí. Tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ phát triển dịch vụ TTTN cho

chi nhánh.

- Xây dựng phương án dự phòng rủi ro trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán.

Để có cơ sở cho việc tài trợ rủi ro trong hoạt động thanh toán, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nên xây dựng phương án trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước. Hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro và một số rủi ro ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay việc trích lập dự phòng rủi ro từ chi phí phụ thuộc vào quy chế pháp lý của Bộ Tài chính. Do đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nên chủ động xây dựng phương án lập quỹ dự phòng rủi ro cho hoạt động dịch vụ thanh toán trích từ lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng.

- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng về các sản phẩm dịch vụ thanh toán chuyển tiền mới. Phát triển đa dạng các sản phẩm, tập trung đẩy mạnh các sản phẩm mang lại hiểu quả cao. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo chuẩn quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại Vietinbank ở chương 2 dựa trên định hướng phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của Vietinbank Bình Đinh và tiềm năng phát triển dịch vụ thanh toán trong nước, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm mục tiêu là phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại chi nhánh. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam.

KẾT LUẬN

Dịch vụ thanh toán trong nước là một loại dịch vụ quan trọng của NHTM. Nhờ có dịch vụ này mà NHTM tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Việc phát triển dịch vụ thanh toán trong nước trở thành một vấn đề cấp thiết của mỗi ngân hàng. Với vai trò ngày càng quan trọng của dịch vụ thanh toán trong nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN Bình Định ngày càng quan tâm phát triển dịch vụ thanh toán trong nước.

Tuy nhiên trong thực tế thì sự phát triển dịch vụ thanh toán trong nước vẫn chưa xứng tầm với quy mô ngân hàng với những điều kiện phát triển dịch vụ thanh toán trên địa bàn. Với những khó khăn và hạn chế của việc phát triển dịch vụ thanh toán trong nước thì việc đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại Chi nhánh là cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng trong hoạt động thanh toán trong nước và mang lại nguồn thu nhập đóng góp vào trong lợi nhuận của Chi nhánh. Qua nghiên cứu và phân tích đề tài cho thấy được những vấn đề sau:

Thứ nhất , hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của NHTM, trong đó luận văn đã khái quát hóa những lý luận cơ bản về thanh toán qua ngân hàng, phân tích các vấn đề về nội dung phát triển dịch vụ thanh toán trong nước và các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển dịch vụ thanh toán trong nước. Luận văn cũng đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các ngân hàng, bao gồm những nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN Bình Định. Luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng triển khai các biện pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán mà Chi nhánh đã triển khai trong thời gian qua, đồng thời dựa

vào các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển dịch vụ TTTN đã nêu ở chương 1, luận văn đã phân tích kết quả phát triển dịch vụ TTTN tại Chi nhánh, qua đó đánh giá chung về những thành tựu, hạn chế và phân tích những nguyên nhân của những hạn chế.

Thứ ba, luận văn đã tiến hành phân tích những định hướng phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại Chi nhánh và những thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán trong nước. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại NHTM CP Công thương Việt Nam CN Bình Định và những kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và đối với NHTM CP Công thương Việt Nam.

Với những giải pháp đã trình bày, luận văn hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình Định.

Do thời gian và khả năng nghiên cứu hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, tác giả mong nhận được sự đóng góp của người đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê.

[2] TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB

Thống kê.

[3] NHNN (2006), Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc Ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc.

[4] NHNN (2002), Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của Thống đốc NHNN về Quy chế hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

[5] NHNN (2002), Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc NHNN về việc Ban hành Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

[6] Đào Lê Kiều Oanh (2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán

lẻ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận án tiến sỹ.

Trang web [7] http://www.vietinbank.vn [8] http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Phat-trien-ben-vung- dich-vu-the-thanh-toan-o-Viet-Nam/32149.tctc [9] https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/11/111123.html [10] http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-phuong-huong-va-giai-phap-phat- trien-khach-hang-su-dung-the-cua-vietinbank-65488/

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán trong nước ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)