Tăng cường hiệu quả trong hoạt động dịch vụ TTTN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán trong nước ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 82 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4.Tăng cường hiệu quả trong hoạt động dịch vụ TTTN

Một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của dịch vụ TTTN tại Vietinbank Bình Định là nhận thức chưa đúng về vị trí của dịch vụ TTTN. Xuất phát từ bối cảnh hoạt động của các Ngân hàng thương mại truyền thống và có tính lịch sử nên dịch vụ TTTN vẫn chưa được xem như là dịch vụ có hiệu quả sinh lời trực tiếp mà chỉ được xem như là một dịch vụ hỗ trợ cho các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng. Tuy nhiên quan niệm này đã thay đổi do nhiều áp lực mà chính là cạnh tranh làm giảm chênh lệch lãi suất bình quân đồng thời làm tăng lãi suất thanh toán. Mặc khác, do các hoạt động thanh toán ngày càng dựa trên nền tảng công nghệ hiên đại nên đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư lớn cho hạ tầng công nghệ, chi phí cho hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước. Hệ quả của những điều nói trên là xu hướng thay đổi chính sách định giá dịch vụ thanh toán theo hướng chuyển các dịch vụ miễn phí sang thu phí, tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong tổng thu nhập.

Trong xu hướng đó, Chi nhánh cần phải tiến hành các biện pháp nhằm tác động thay đổi nhận thức về vị trí của dịch vụ này đối với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Hiện nay các Ngân hàng vẫn chưa đưa ra được chỉ tiêu cụ thể đo lường hiệu quả hoạt động dịch vụ TTTN.Tăng cường hiệu quả của dịch vụ TTTN có thể hiểu là tăng thu dịch vụ đồng thời với việc giảm chi phí cho việc phát triển dịch vụ. Vốn đầu tư cho các sản phẩm thanh toán như thanh toán qua thẻ, mobilebanking, internetbanking, các sản phẩm này nhu cầu sử dụng chưa cao, nên ngân hàng phải chấp nhận chi phí đầu tư cao để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiên tiến, cạnh tranh được với đối thủ trong việc

thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, Chi nhánh phải xây dựng chính sách phí hợp lý để đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng nhằm bù đắp được vốn đầu tư và mang lại lợi nhuận trong hoạt động. Doanh thu dịch vụ thanh toán truyền thống bù đắp cho chi phí thực hiện dịch vụ mới, thực hiện miễn giảm phí trong những giai đoạn mục tiêu nhất định để phát triển thị phần và khi đã đạt được mục tiêu thị phần sẽ thực hiện thu phí để đạt mục tiêu doanh thu.

Giảm thiểu chi phí hoạt động đến mức có thể, cán bộ giao dịch có thể lựa chọn các kênh thanh toán trong nước để giảm chi phí thanh toán

Hoàn thiện và phát triển dịch vụ TTTN phải được tiến hành đồng bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ

Xây dựng hệ thống kế toán chi tiết để phân bổ chi phí, từ đó xây dựng hệ thống chỉ tiêu định lượng đo lường hiệu quả hoạt động dịch vụ TTTN, hiệu quả từng dịch vụ tanh toán để có cơ sở hoạch định chính sách và giải pháp thích hợp để pháp triển dịch vụ thanh toán trong nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán trong nước ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 82 - 83)