Các yếu tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 36 - 38)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Các yếu tố kinh tế-xã hội

- Nền kinh tế phát triển nhanh chóng đòi hỏi nguồn nhân lực trí thức có thể theo kịp và giúp tổ chức tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó nguyên tắc liên tục ra đời với nguồn nhân lực đã quá già nua hay thiếu kiến thức kỹ năng thì không thể nào vận hành các dây chuyền máy móc hiện đại từ đó có tác động đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Hệ thống pháp luật cũng tạo ra hành lang phát lý cho các tổ chức hoạt động và tuân thủ theo quy định đó. Nó ảnh hưởng một cách sâu sắc và trên diện rộng đến cách thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cả về chính sách và chương trình. Nhà nước ban hành luật lao động với nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng cũng đã tác động trực tiếp đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Dân số, giáo dục - Đào tạo

- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải kể đến và sức khỏe của nguồn nhân lực. Đây là một yêu cầu tất yếu, tiên quyết và không thể thiếu. Bởi sức khỏe là nhân tố quyết định để duy trì sự tồn tại, là cơ sở cốt yếu để tiếp nhận, duy trì và phát triển trí tuệ. Hơn thế, chỉ có sức khỏe mới là cơ sở cho giáo dục đào tạo tốt hơn, mới hình thành được nguồn nhân lực có sức khỏe tốt không chỉ về thể trạng mà cả nội dung bên trong của nó nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Vai trò của người lao động chất xám lao động trí tuệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội. Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao không có cách nào khác hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lượng của nguồn nhân lực.

- Một số quy phạm đạo đức truyền thống như đạo hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàn tương trợ là những nhân tố phát huy và có ý nghĩa nhất định đối với chất lượng nguồn nhân lực.

Hệ thống chính sách xã hội

Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt và việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

1.3.3. Các yếu tố chính sách

Người lao động luôn quan tâm đến cơ hội mới nghề nghiệp của họ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cân nhắc trong việc đào tạo và phát triển người lao động trong tổ chức tránh trường hợp đào tạo xong người lao động lại chuyển sang đơn vị mới.

Một chế độ tiền lương hợp lý, nơi làm việc ổn định và được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí nào đó sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả hơn. Động cơ thúc đẩy người lao động tham gia đào tạo tùy thuộc vào kỳ vọng về lương và lợi ích mà họ nhận được sau đào tạo. Việc cân nhắc này sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác phát triển nguồn nhân lực.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)