Xác định cơ cấu nguồn nhân lực hành chính phù hợp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 29)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Xác định cơ cấu nguồn nhân lực hành chính phù hợp

Cơ cấu lao động được hiểu là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội và được biểu hiện thông qua những tỷ lệ nhất định. Cơ cấu lao động là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội. Như Các Mác đã khẳng định: “Phân công lao động với tư cách là toàn bộ các loại hình thức hoạt động sản xuất đặc thù, là các trạng thái chung của lao động xã hội, xét về mặt vật chất của nó với tư cách là lao động sáng tạo ra giá trị sử dụng”.

Cơ cấu nguồn nhân lực phải phù hợp, đem lại hiệu quả trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tránh lãng phí và phải đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Xác định cơ cấu nguồn nhân lực tức là phải xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực sao cho cơ cấu đó đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chiến lược của tổ chức, đơn vị.

Xác định cơ cấu nguồn nhân lực phải hợp lý và có tính quan trọng. Nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức, đơn vị có thể hoàn thành khi cơ cấu nguồn nhân lực được xác định hợp lý, đúng đắn, đáp ứng được các nhiệm vụ cụ thể.

Khi xác định cơ cấu nguồn nhân lực cần căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược cụ thể để xem xét, phân tích công việc một cách rõ ràng, khoa học từ đó xác định nhu cầu nhân lực cho từng loại công việc cụ thể, những loại lao động nào thật sự cần thiết cho mục tiêu phát triển của tổ chức, số lượng bao nhiêu để hoàn thành mỗi loại công việc,ứng với mỗi ngành nghề là bao nhiêu...Tính đa dạng của cơ cấu nguồn nhân lực trong tổ chức được xác định dựa trên các tiêu chí sau:

+ Cơ cấu NNL theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ + Cơ cấu NNL theo ngành nghề đào tạo

+ Cơ cấu NNL theo đơn vị, tổ chức +Cơ cấu NNL theo độ tuổi, giới tính

Do đặc điểm hoạt động và tính chất đặc thù của mỗi tổ chức, cơ cấu nguồn nhân lực cần phải xây dựng một cách đồng bộ, có tính phù hợp, hiệu quả trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần theo những mục tiêu nhất định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tránh lãng phí và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Có 2 tiêu chí để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là:

-Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực theo mức độ đáp ứng về cơ cấu ngành đào tạo.

-Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, theo mức độ đáp ứng về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ, động cơ làm việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)