Điều kiện kinh tế-xã hội và tình hình an ninh chính trị, trật tự an

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 45 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội và tình hình an ninh chính trị, trật tự an

tự an toàn xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới thì kinh tế quận vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành của quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010- 2013 (giá so sánh 2010) Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng giá trị sản xuất 6.655 8.407,9 9.491,7 10.399,0 CN - XD 4.752,3 6.168,1 7.053,6 7.727,0 NN - TS 86,6 63,6 59,1 57,8 TM - DV 1.816,2 2.176,2 2.379,0 2.614

Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

CN - XD 71,4 73,4 74,3 74,8

NN - TS 1,3 0,8 0,6 0,5

TM - DV 27,3 25,9 25,1 24,7

Bảng 2.3. Tốc độ phát triển kinh tế của quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2013 Đơn vị tính: % Năm 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Tổng giá trị sản xuất 126 113 110 CN – XD 130 114 110 NN – TS 73 93 98 TM - DV 120 110 110

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Niên giám thống kê Quận Cẩm Lệ)

71,4 1,3 27,3 73,4 0,8 25,9 74,3 0,6 25,1 74,8 0,5 24,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2010 2011 2012 2013 CN - XD NN - TS TM - DV

Hình 2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2013

Số liệu bảng 2.2 và bảng 2.3 cho ta thấy năm 2013 có tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt gần 10.399 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 2012. Trong đó, giá trị ngành công nghiệp – xây dựng đạt giá trị lớn nhất gần 7.727,0, chiếm 74,8 % tổng giá trị sản xuất; ngành nông nghiệp – thủy sản đạt giá trị thấp nhất là 57,8 tỷ đồng, chiếm 0,5% tổng giá trị sản xuất và cuối cùng là ngành thương mại – dịch vụ của quận là 2.614 tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng giá trị sản xuất.

Bảng 2.3 cho thấy năm 2010-2011 là năm kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 2010-2013, tuy nhiên những năm về sau do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước cũng như thế giới nên giá trị sản xuất của quận cũng sụt giảm. Các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là

ngành công nghiệp – xây dựng trong năm 2013 đã sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên năm 2013 nhờ có giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ đạt giá trị cao và vẫn duy trì được đà tăng trưởng nên góp phần làm tổng giá trị sản xuất tăng. Nói chung, kinh tế của quận đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp.

Cơ cấu ngành nghề, quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm chuyển biến tích cực. Kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của quận, kinh tế tư nhân phát triển nhanh về lượng và chất, đến nay có gần 1.500 doanh nghiệp, hơn 5.000 hộ kinh doanh cá thể, 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng gần gấp ba so với những năm đầu quận mới thành lập. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Một số sản phẩm công nghiệp đã từng bước có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Quận đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để đẩy mạnh nguồn thu, thực hiện tốt tiết kiệm chi, kiểm soát và bố trí vốn đầu tư hợp lý nhằm bảo đảm cân đối ngân sách. Thu ngân sách tăng bình quân 19,3%/năm. Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như miễn, giảm, giãn thuế và các chính sách khác để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động [9]

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng hạ tầng đô thị cũng được tăng cường lãnh đạo và triển khai có hiệu quả. Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn quận triển khai thêm 43 dự án quy hoạch xây dựng khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật đô thị với diện tích 1.237 ha, tổng vốn đầu tư xã hội trên 20.000 tỷ đồng. Các dự án lớn như khu Đô thị sinh thái Hoà Xuân, khu Liên hợp Thể dục- Thể thao Hoà Xuân, khu xử lý nước thải tập trung, các khu tái định cư ở Hoà Xuân, Hoà Thọ Đông, Hoà An, Hoà Phát đã đưa vào sử dụng, bộ mặt đô thị quận thay đổi nhanh. Công tác xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị được đẩy mạnh với tổng vốn đầu tư hơn 16.500 tỷ đồng, trong đó quận

Trước đây trên địa bàn quận chỉ có một vài tuyến đường có tên và phần lớn các kiệt, hẻm là đường đất, đá thì nay với hơn 364 tuyến đường được đặt tên; 312 tuyến đường đã đánh gắn biển số nhà; 100% kiệt, hẻm được bê tông hóa. Nhiều công trình lớn đã tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội của quận, góp phần mở rộng không gian đô thị, làm thay đổi diện mạo từ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện nay phát triển dần thành đô thị cấp phường thuộc quận đang trên đà phát triển. Kết quả này đã chứng minh chủ trương thành lập quận Cẩm Lệ là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với ý Đảng, lòng dân [9].

b. Điều kiện về xã hội

Dân số năm 2013 là 104.030 người trong năm, với mật độ dân số là 2.947 người/km2 . Tỷ lệ lao động chiếm phần lớn tổng dân số, đây cũng là khó khăn, thách thức bởi yêu cầu đặt ra cần phải giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động.

Bảng 2.4. Dân số và lao động của quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu Dân số (người)

Mật độ dân số (người/km2) Lao động (người) Tỷ lệ lao động/ Tổng số (%) 2010 92.493 2.736 45.335 49 2011 97.332 2.757 48.987 50 2012 100.722 2.853 52.586 52 2013 104.030 2.947 52.205 50

(Nguồn: Tính toán của tác giả qua Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ) Giáo dục-Đào tạo không ngừng phát triển về qui mô, mạng lưới trường lớp và chất lượng giáo dục toàn diện. Thành lập mới trường phổ thông trung học Cẩm Lệ, các trường trung học cơ sở: Đặng Thai Mai, Nguyễn Thị Định, các trường mầm non: Búp Sen Xanh, Thiên Thần Nhỏ, Vành Khuyên, Phong

Lan. Xây dựng mới trường tiểu học Ngô Quyền và các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở phường Hòa Xuân. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng, có 17/21 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm, 100% trẻ đến tuổi vào mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp một, gần 100% học sinh lớp 9 vào lớp 10 (trong đó 85% vào trường công lập), gần 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Hầu hết giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp, phương pháp dạy học có nhiều đổi mới. Hoàn thành và nâng cao phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi. Xã hội hoá giáo dục, đào tạo được chú trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong phong trào xây dựng xã hội học tập. Công tác khuyến học, khuyến tài duy trì thường xuyên và có hiệu quả [9].

Lĩnh vực văn hoá-thông tin, thể dục-thể thao chuyển biến tích cực. Phát triển văn hóa và xây dựng con người mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Trung ương 9 (khóa XI) từng bước được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu; hằng năm, có gần 90% gia đình đạt “Gia đình văn hoá”, trên 75% “Tổ dân phố văn hoá”, 90% số cơ quan, đơn vị văn hóa, có 2/6 phường đạt “Phường văn minh đô thị”. Các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, xây mới 23 nhà sinh hoạt cộng đồng và Trung tâm văn hoá-thể thao phường Hòa An; hệ thống thư viện, tủ sách pháp luật cơ sở ngày càng phong phú. Hoạt động thông tin, tuyên truyền không ngừng được đổi mới, phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, an ninh trật tự, an toàn giao thông. Hệ thống truyền thanh từ quận đến phường được đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng chương trình, phục vụ tốt cho các hoạt động của địa phương. Công tác cấp phát báo, tài liệu đến cấp uỷ chi bộ khu dân cư, trưởng ban công tác mặt trận, tổ trưởng dân phố kịp thời. Công tác bảo tồn và phát huy di tích văn hoá-lịch sử, nhà truyền thống, nhà tưởng

niệm, phục dựng các giá trị văn hoá phi vật thể được chú trọng, Nghĩa trang Liệt sỹ phường Hòa Xuân, Hòa Phát; Khu lăng mộ Ông Ích Khiêm, Nhà tưởng niệm chí sỹ Thái Phiên-mộ Thái Thị Bôi, bảo tồn đình làng Phong Lệ, phục dựng đình làng Tùng Lâm, Trung Lương, Lỗ Giáng, Lễ tế nghĩa sỹ và Hội làng Khuê Trung. Công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể thao được quan tâm. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được duy trì và có bước phát triển. Hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật, điều kiện hưởng thụ về vật chất và tinh thần từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Lao động, giải quyết việc làm được chú trọng. Đã có đề án và triển khai nhiều giải pháp đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng giải tỏa, ổn định đời sống. Lĩnh vực giảm nghèo được tăng cường lãnh đạo nhằm hỗ trợ phương tiện, sinh kế, giới thiệu việc làm, vốn vay ưu đãi, xây mới và sửa chữa nhà ở; hoàn thành sớm mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo, hoàn thành việc hỗ trợ sửa chữa nhà cho gia đình chính sách. Chính sách trợ cấp hỗ trợ nhà ở, y tế, giáo dục, tư vấn và trợ giúp pháp lý cho đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm. Trong 5 năm (2010-2015), đã giảm 2.737 hộ nghèo, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 7.776 lao động, trong đó có 2.717 lao động trong diện giải tỏa; hỗ trợ sửa chữa, xây dựng 99 nhà đại đoàn kết, 134 nhà hộ nghèo, 251 nhà gia đình chính sách. Tổng kinh phí hỗ trợ cho an sinh xã hội trên 209 tỷ đồng.

Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cải thiện. Đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm Y tế quận đạt bệnh viện hạng II và trạm y tế 6 phường, chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến quận, quan tâm củng cố tuyến phường, hầu hết trạm y tế phường có bác sĩ công tác thường xuyên. Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế dự phòng, chủ động khống chế và ngăn chặn kịp thời, không

để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đạt kết quả, hầu hết trẻ em trong độ tuổi được tiêm các loại vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 3,6%. Các phường tham gia đầy đủ chương trình kiểm soát, điều trị bệnh nhân lao; trên 80% dân số có thẻ bảo hiểm y tế, 6/6 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tiếp tục được quan tâm thực hiện. Xã hội hoá trên lĩnh vực y tế được đẩy mạnh.

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Quận đã phối hợp với các ngành của thành phố tập trung xử lý những vấn đề phức tạp về trật tự xã hội trên địa bàn, nhất là các vùng giáp ranh, bến xe trung tâm. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, quận đã phối hợp tốt với các ngành của thành phố xử lý nhanh, dứt điểm, đúng pháp luật đối với một số phần tử quá khích lợi dụng tôn giáo cố tình cản trở chủ trương xây dựng Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, tạo được sự đồng tình cao đối với dư luận xã hội, góp phần thúc đẩy dự án triển khai.

Tuy nhiên, kinh tế của quận tăng trưởng nhưng chưa thật bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhìn chung còn nhỏ, công nghiệp chưa mạnh, dịch vụ chưa đa dạng, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, sức cạnh tranh còn hạn chế. Do đó, cần phải có nguồn nhân lực tương xứng để phát triển.

Với mục tiêu hướng đến trở thành một quận phát triển năng động của thành phố, tình hình xã hội ổn định, công tác an sinh xã hội được đẩy mạnh, văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin - truyền thông phát triển ...là những điều kiện để thu hút nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)