6. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua việc phát triển nguồn nhân lực quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng kể:
- Trình độ, kiến thức, nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ, kiến thức quản lý nhà nước, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực tại UBND quận không ngừng nâng lên.
- Phần lớn cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, được rèn luyện, thử thách qua nhiều giai đoạn, kiến thức, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của nguồn nhân lực từng bước
6
4
được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận.
- Công tác tuyển dụng; quy hoạch; đào tào, bồi dưỡng; sử dụng, bố trí nguồn nhân lực ngày càng đổi mới, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ, dân chủ, công bằng góp phần từng bước phát triển nguồn nhân lực tại Ủy ban Nhân dân quận. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản luật, nghị định, thông tư về công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ngày càng hoàn thiện, điều này tạo hành lang pháp lý để Ủy ban Nhân dân quận từng bước chính quy hóa, chuyên nghiệp hóa, chuẩn hóa nguồn nhân lực.
- Việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở các cơ quan chuyên môn luôn được Ủy ban Nhân dân quận đặc biệt quan tâm, cụ thể đã chú trọng hơn chất lượng của công tác tuyển dụng đầu vào thông qua thi tuyển, công tác đào tạo, bồi dưỡng được tập trung. Ngoài ra, việc bố trí, sử dụng, sắp xếp, luân chuyển cán bộ, công chức giữa các cơ quan chuyên môn tuy chưa hoàn toàn hợp lý nhưng cũng đã có một bước chuyển biến tốt, có chú ý hơn việc giúp cho cán bộ, công chức có năng lực hoạt động thực tiễn bằng cách mạnh dạn luân chuyển công chức từ cơ quan chuyên môn thuộc quận về cơ sở và rút từ cơ sở lên quận những cán bộ, công chức có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, qua đó phần nào đã tạo được sự chuyển biến về chất của nguồn nhân lực của Ủy ban Nhân dân quận.