Nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực hành chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực hành chính

Trình độ của người lao động là những hiểu biết chung về kiến thức xã hội và những hiểu biết riêng chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực là tìm cách trang bị cho người lao động những chuyên môn mới đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẵn có cho người lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là trang bị, cập nhật cho họ những kiến thức chuyên môn mới để họ tiếp thu, chủ động, sáng tạo áp dụng công nghệ mới, phương tiện lao động hiện đại, tiên tiến vào thực tiễn công việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị. Nâng cao kiến thức thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo.

Trình độ chuyên môn của người lao động là sự hiểu biết về kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể nào đó như sự hiểu biết về lý thuyết, kỹ thuật sản xuất để hoàn thành những công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên

môn nhất định. Trình độ chuyên môn bao gồm trình độ kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên môn, kiến thức đặc thù. Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực chỉ có thể có được thông qua việc đào tạo và bồi dưỡng nên bất cứ cơ quan hay tổ chức nào cũng đều phải chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, yêu cầu người lao động cần phải có trình độ học vấn cơ bản để tiếp thu và áp dụng các công nghệ mới, làm việc chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Để nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực, trước hết cơ quan, tổ chức cần phải đánh giá trình độ chuyên môn của nhân lực tại cơ quan, tổ chức của mình.

Hiện nay, có nhiều cách để đánh giá trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực, tác gỉa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn của NNL sau: Số lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động đã đạt được: trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.., tỷ lệ của từng chuyên môn, nghiệp vụ (đại học, cao đẳng, trung cấp...) trong tổng số; số lượng nhân lực được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ở các trình độ hàng năm.

Nghiệp vụ là những thao tác, lý thuyết hay kỹ thuật sử dụng riêng cho một ngành nghề cụ thể nào đấy: nâng cao trình độ nghiệp vụ giúp cho người lao động thành thạo hơn trong công việc, xử lý công việc một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)