6. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Bài học kinh nghiệm mà quận Cẩm Lệ có thể học tập
Để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, quận Cẩm Lệ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hành chính gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước phải là những người được qua đào tạo cơ bản trong các trường đại học và được đào tạo, bồi dưỡng liên tục sau khi tuyển dụng. Được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế và hội tụ đầy đủ những tố chất đạo đức cơ bản của một công chức nhà nước.
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực hành chính phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ tư, thực hiện tốt việc tuyển chọn công chức thông qua thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh.
Thứ năm, cần bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước.
Thứ sáu, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ, công chức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu ở những vấn đề ở Chương 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.
Chương 1 của Luận Văn đã giới thiệu những lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực quản lý hành chính như: khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực hành chính, phát triển nguồn nhân lực hành chính, ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính; Các nội dung phát triển nguồn nhân lực hành chính; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực hành chính. Đồng thời cũng nêu lên một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở nước tiên tiến trên thế giới và một số địa phương trong nước. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH