Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực hành chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 91 - 93)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực hành chính

- Bồi dưỡng kỹ năng cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phải xuất phát từ nhu cầu thực tế về số lượng lãnh đạo, quản lý cần được bổ sung kiến thức, kỹ năng. Với công chức lãnh đạo, quản lý, nội dung cần đào tạo bổ sung là kỹ năng về lập kế hoạch, đánh giá, giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng giám sát, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng tư duy, kỹ năng dự báo... Đây là các kỹ năng thực hành, vì vậy, hình thức đào tạo nên dưới dạng các buổi thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học theo phương pháp xử lý tình huống.

Có thể khái quát các kỹ năng cần thiết khác cần được tập huấn, bồi dưỡng bổ sung cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng quản lý nguồn nhân lực; Kỹ năng tư duy logic và khoa

83 học; Kỹ năng sáng tạo Kỹ năng dự báo Kỹ năng tổ chức Kỹ năng giám sát,

Kỹ năng đánh giá…

- Bồi dưỡng các kỹ năng cho công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (công chức chuyên môn, nghiệp vụ): Công chức chuyên môn nghiệp vụ là lực lượng chính đảm nhiệm công việc tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan HCNN quận. Hiện tại, năng lực của công chức chuyên môn theo đánh giá là chưa đáp ứng tốt các yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ. Giai đoạn đến 2015-2020, tầm phát triển và hiệu quả hoạt động của cơ quan HCNN quận cần đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo hơn nhiều. Vì vậy, cần phải đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu cụ thể.

Ngoài ra, tùy theo mỗi cán bộ, công chức, viên chức mỗi nhiệm vụ mà có thể bồi dưỡng thêm các kỹ năng: Kỹ năng phân tích; Kỹ năng tiếp dân; Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, Kỹ năng thuyết phục, Kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng, Kỹ năng lập kế hoạch…

Để tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng trở thành một nội dung không thể thiếu và hấp dẫn đối với cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan thuộc quận cần:

Thứ nhất, hoạt động tập huấn, bồi dưỡng mang tính cụ thể phải đáp ứng đòi hỏi hoàn thiện hoạt động của công chức nhằm sử dụng tốt nhất năng lực của họ. Điều đó có nghĩa là tập huấn, bồi dưỡng căn cứ theo nhu cầu công việc như cùng công chức cấp quận nhưng nhu cầu của công chức Tài chính khác với công chức Tài nguyên Môi trường, từ đó xác định các kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khóa học.

Thứ hai, tạo cho cán bộ, công chức, viên chức hứng thú học tập. Muốn vậy, nội dung chương trình học phải phong phú, đa dạng, thiết thực và đặc

84 biệt phải căn cứ vào nhu cầu của từng cá nhân. Mỗi cán bộ, công chức, viên

chức thiếu những kỹ năng nào, cần tập huấn, bồi dưỡng những gì thì đăng ký học đúng lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đó. Cần ban hành những quy định cử cán bộ, công chức, viên chức học những lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thiếu hoặc yếu, việc này sẽ làm tăng hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng do học viên sẽ được tập trung học những gì thật sự cần thiết đối với họ trong quá trình công tác, tạo sự hứng thú cho học viên trong học tập và qua đó nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ ba, các nhà quản lý phải hỗ trợ, thực hiện và nâng cấp các kế hoạch phát triển tổ chức nhằm giúp công chức hoàn thiện công việc của họ đáp ứng yêu cầu của cơ quan và phù hợp với năng lực; tạo cơ hội cho công chức phát triển chức nghiệp. Muốn đạt được điều đó, các nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch đáp ứng nguyện vọng của từng công chức về tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng; tạo điều kiện thích ứng cho hoạt động tập huấn, bồi dưỡng. Điều này thật sự tạo cho cán bộ, công chức, viên chức sự yên tâm trong quá trình học tập và phát huy cao năng lực của mình trong công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)