6. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi nguồn nhân lực hành chính
Nhận thức theo Triết học Mác – Lê nin là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ảnh thế giới khách quan trong ý thức
con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Vậy nói một cách khái quát thì nhận thức là sự phản ảnh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, sự phản ảnh đó không phải là hành động nhất thời, máy móc, đơn giản, thụ động mà là cả một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực, sáng tạo.
Trình độ nhận thức của lao động phản ảnh mức độ hiểu biết về chính trị, văn hóa, xã hội, tính tự giác, sáng tạo, các hành vi, thái độ đối với công việc, mối quan hệ cộng đồng và các giao tiếp trong xã hội. Thái độ, hành vi của người lao động trong lĩnh vực hành chính là cách xử xự, ứng xử của người lao động trong công việc và trong giao tiếp hàng ngày. Nó thể hiện sự nhìn nhận của người đó về vai trò, trách nhiệm và sự yêu thích của mình đối với công việc. Nâng cao thái độ, hành vi của người lao động để nâng cao chất lượng công việc mà NLĐ đảm nhận.
Nâng cao trình độ nhận thức của NLĐ có thể hiểu là một quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ nhận thức thông tin đến trình độ nhận thức khoa học, để từ đó họ có thái độ, hành vi tích cực, từ đó nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Các tiêu chí đánh giá nhận thức của nguồn nhân lực: Ý thức tuân thủ kỷ luật lao động, tác phong, lề lối làm việc; Tinh thần trách nhiệm phối hợp thực hiện công việc; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhận thức về chức trách; Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân...