Nghiên cứu định lƣợng chính thức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại cơ quan tổng công ty điện lực miền trung (Trang 62 - 65)

Nghiên cứu định lƣợng đƣợc tiến hành nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Đây là bƣớc phân tích chi tiết các dữ liệu thu nhập đƣợc thông qua phiếu điều tra gửi cho nhân viên để xác định tính logic, tƣơng quan của các nhân tố với nhau và từ đó đƣa ra kết quả cụ thể về đề tài.

a. Mẫu nghiên cứu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên từ các nhân viên đang làm việc tại tại cơ quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền Trung.

Theo MacCallum và đồng nghiệp (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trƣớc đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố, trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100, còn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Comrey và Lee (1992) thì không đƣa ra một con số cố định mà đƣa ra các con số khác nhau với các nhận định tƣơng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt với.

Một số nhà nghiên cứu khác không đƣa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đƣa ra tỉ lệ giữa mẫu cần tiết và số tham số cần ƣớc lƣợng. Đối với phân tích nhân tố khám phá, kích thƣớc mẫu gấp 5 lần só lƣợng biến đƣợc đƣa ra trong phân tích nhân tố (Hair, Anderson, Tatham & Black 1998). Trong đề tài này, sẽ sử dụng cách này để xác định kích thƣớc mẫu. Với 31 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, tác giả sẽ thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi

với 31*5 = 155 nhân viên. Tác giả sẽ phát đi 200 bảng câu hỏi cho nhân viên tại cơ quản Tổng Công Ty Điện Lực Miền Trung và mong đợi sẽ có 180 bảng câu hỏi hợp lệ.

b. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức

Dữ liệu đƣợc thu thập thông quan việc phỏng vấn trả lời bằng bảng câu hỏi, sau đó đƣợc xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi mã hóa và điều chỉnh dữ liệu, ta sẽ thực hiện các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha. Trong tài liệu về Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt; từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Đối với nghiên cứu này, các biến có hệ số tƣơng quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đạt từ 0.7 trở lên

Bƣớc 2: Sử dụng phƣơng pháp phân tích các yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để kiểm định giá trị của các thang đo. Các biến quan sát cho trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ.

Bƣớc 3: phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự hài lòng nói chung, đồng thời xem xét sự phù hợp của các yếu tố trong thang đo và kiểm định các giả thuyết ban đầu

Bƣớc 4: sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân nhƣ giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức danh và thâm niên công tác.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng ba trình bày chi tiết phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu thực hiện qua 02 bƣớc chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thông quan phỏng vấn nhóm. Nghiên cứu định tính cho kết quả có 34 biến quan sát để đo lƣờng cho 08 khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Ngoài ra chƣơng này cũng trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu định lƣợng nhƣ: xây dựng bảng câu hỏi, cách lấy mẫu, thu thập dữ liệu và các yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại cơ quan tổng công ty điện lực miền trung (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)