Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại cơ quan tổng công ty điện lực miền trung (Trang 37 - 39)

Nghiên cứu của Smith, Kendall và Hulin 1 6 về xây dựng các chỉ số mô tả công việc (JDI) gồm có 5 nhân tố: (1) Công việc, (2) Lƣơng, (3) Cơ hội thăng tiến, (4) Lãnh đạo và (5) Đồng nghiệp và 72 thang đo để đánh giá mức độ thỏa mãn công việc. Cách phân loại này phản ánh đầy đủ các khía cạnh công việc mà nhân viên tiếp xúc. Giá trị và độ tin cậy của JDI đƣợc đánh giá rất cao trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết (Mayer và các đồng nghiệp, 1995) với trên 50% các bài nghiên cứu đƣợc xuất bản là sử dụng JDI. Nhƣợc điểm của JDI là không có thang đo tổng thể sự hài lòng (Spector, 1997). Sau này, Crossman và Bassem (2003) đã bổ sung thêm hai thành phần nữa, đó là phúc lợi và môi trƣờng làm việc. Năm 2007, Boeve, bổ sung thêm yếu tố “thời gian công tác tại tổ chức”.

Nghiên cứu của Boeve 2007 “A National Study of Job Satisfaction Factors among Faculty in Physician Assistant Education”: Boeve đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự hài lòng công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trƣờng y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc của Smith, Kendall & Hulin. Theo đó, nhân tố sự hài lòng công việc đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố nội tại gồm bản chất công việc và cơ hội phát triển thăng tiến và nhóm nhân tố bên ngoài gồm lƣơng, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan hệ với đồng nghiệp. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định tính đúng đắn của cả hai lý thuyết trên. Trong nghiên cứu này của Boeve, các thống kê mang tính định lƣợng đã đƣợc áp dụng nhƣ hệ số alpha của Cronbach, hệ số tƣơng quan Spearman và hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích tƣơng quan của năm nhân tố trong JDI đối với sự hài lòng công việc nói chung đã cho thấy nhân tố bản chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và cơ hội phát triển là có tƣơng quan mạnh nhất với sự hài lòng trong khi sự hỗ trợ của cấp trên và lƣơng bổng có tƣơng quan yếu đối với sự hài lòng công việc của các giảng viên. Phân tích hồi quy đã cho thấy ngoài bốn nhân tố là bản chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội phát triển và sự hỗ trợ của cấp trên, thời gian công tác tại khoa cũng ảnh hƣởng đến sự hài lòng của giảng viên (càng gắn bó lâu dài với khoa càng cảm thấy hài lòng công việc). Điều này cũng lý giải sự hài lòng công việc trong nghiên cứu này lại lớn hơn sự hài lòng của từng nhân tố của JDI. Rõ ràng ngoài các nhân tố đƣợc đề cập trong JDI còn có các nhân tố khác ảnh hƣởng đến sự hài lòng trong công việc và thời gian công tác là một trong các nhân tố đó. Thời gian công tác có ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc trong trƣờng hợp này là do tính đặc thù của công việc tại khoa giảng dạy này. Trong các nhân tố ảnh hƣởng đƣợc xét trong nghiên cứu này thì bản chất công việc là nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến sự hài lòng công

việc nói chung. Qua nghiên cứu của mình, Boeve cũng đã kiểm định tính đúng đắn của lý thuyết của Herzberg và chỉ số mô tả công việc JDI.

Nghiên cứu của Luddy (2005) cũng sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI với năm nhân tố: thu nhập, thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp và bản chất công việc để tìm hiểu sự hài lòng công việc của nhân viên tại Viện y tế công cộng Nam Phi. Kết quả nghiên cứu này cho rằng cả năm thành phần trên đều ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc,. Trong đó yếu tố đồng nghiệp đƣợc hài lòng nhất, kế tiếp là yếu tố bản chất công việc và yếu tố lãnh đạo., Hai yếu tố cơ hội thăng tiến và thu nhập làm cho ngƣời lao động cảm thấy bất mãn. Các yếu tố đặc điểm cá nhân nhƣ nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ, thâm niên, tuổi tác, thu nhập và vị trí công tác cũng có tác động đáng kể đến sự hài lòng công việc. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định đƣợc tầm quan trọng của năm nhân tố trong thang đó JDI đên sự hài lòng công việc của nhân viên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại cơ quan tổng công ty điện lực miền trung (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)