Các tiêu chí phân tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.3.2.Các tiêu chí phân tích

-Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho ngân hàng: Doanh số là chỉ

tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ. Doanh số hoạt

động càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng cao. Do

đó, các dịch vụ về thẻ càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Đây là kết quả tổng hợp của việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu này thể

hiện ở doanh số hoạt động thẻ …

-Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần: Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Một ngân hàng càng hoạt động tốt bao nhiêu thì càng thu hút được nhiều khách hàng bấy nhiêu, điều đó chứng tỏ sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng

đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Hoạt động dịch vụ thẻ chỉ được coi là phát triển khi có chất lượng phục vụ tốt với một danh mục sản phẩm đa dạng để

thu hút ngày càng nhiều đối tượng khác hàng.

- Mức độ đa dạng hóa của sản phẩm dịch vụ và kênh cung cấp hay phân phối sản phẩm dịch vụ thẻ của NH. Việc đa dạng các sản phẩm dịch vụ thẻ

thể hiện khả năng phát triển dịch vụ thẻ của NHTM. Mỗi sản phẩm thẻ ra đời sẽ đáp ứng một nhu cầu cần thiết và cung cấp thêm một hay một số tiện ích nào đó cho khách hàng sử dụng thẻ, từ đó ngân hàng càng đa dạng về sản phẩm thẻ thì càng được mọi người biết đến và gia tăng giá trị tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

- Mức độ an toàn, bảo mật và khả năng phòng chống rủi ro về kỹ thuật,

độ an toàn của dịch vụ ngân hàng điện tử gồm: an toàn đối với số tiền trong tài khoản thẻ, an toàn trong thanh toán cho khách hàng, an toàn về điện khi sử

dụng ATM, POS. Ngoài ra, mức độ an toàn của dịch vụ thẻ cũng được đánh giá thông qua việc khảo sát ý kiến phản hồi của khách hàng về độ an toàn mà dịch vụ thẻ mang lại.

KT LUN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những nội dung cơ bản về hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán, phân loại thẻ thanh toán cũng như vai trò và lợi ích của thẻ; Nêu lên sự cần thiết trong việc phân tích kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán. Bên cạnh đó, chương này cũng nêu ra các hoạt động chính của dịch vụ thẻ

Ngân hàng. Trên cơ sởđó, tác giả sẽ nêu lên thực trạng hoạt động kinh doanh và phân tích các đặc điểm kinh doanh ở chương sau.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH DCH V TH THANH TOÁN TI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT

TRIN NÔNG THÔN VIT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng được thành lập năm 1988 với tên gọi lúc bây giờ là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nhằm thực hiện cơ chế mới chuyển từ

Ngân hàng một cấp sang Ngân hàng hai cấp, nhằm tách bạch chức năng quản lý với chức năng kinh doanh.

Năm 1991, tại quyết định số 66/ NH – QĐ, ngày 21/4/1991 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà Nước thành lập thêm Sở giao dịch III – Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đóng tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ quản lý và điều hoà vốn cho 11 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Lúc này trên địa bàn có hai chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam:

+ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh.

+ Sở giao dịch III – Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chủ trương chính sách của NHNN và NHNo & PTNT VN thuộc phạm vi 11 tỉnh Miền trung và Tây Nguyên.

Tại quyết định số 267/ QĐ – HĐBT, ngày cấp 10/1992 của Chủ tịch Hội

đồng quản trị NHNo VN đã sáp nhập Chi nhánh NHNo Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng với Sở Giao Dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng; như vậy Sở giao dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng vừa có nhiệm vụ quản lý, điều hoà vốn cho khu

vực Miền Trung và Tây nguyên, vừa trực tiếp kinh doanh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh QNĐN.

Năm 1997, tỉnh QNĐN được chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương đó là Thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam, phạm vi hoạt động của Sở Giao Dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng theo đó cũng thu hẹp lại trong phạm vi thành phốĐà Nẵng.

Năm 1999, NHNo & PTNT VN thành lập thêm chi nhánh NHNo & PTNT VN TP Đà Nẵng, như vậy trên địa bàn thành phốĐà Nẵng cùng lúc có hai đơn vị thành viên trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam là Sở Giao dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng và Chi nhánh NHNo & PTNT TP Đà Nẵng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2001, tại quyết định số 424 / HĐBT – TCHC, ngày 26/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam, về việc hợp nhất Sở

giao dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng và chi nhánh NHNo & PTNT TP Đà Nẵng thành Chi nhánh NHNo & PTNT TP Đà Nẵng.

Hiện nay, chi nhánh Agribank thành phố Đà Nẵng đóng trụ sở tại số 23 Phan Đình Phùng, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Là chi nhánh loại 1, đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Hiện nay, tại Chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

a. Chc năng

Chi nhánh NHNo & PTNT TP Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà Nước

đóng trên địa bàn thành phốĐà Nẵng, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng với các chức năng sau:

+ Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của NHNo & PTNT VN.

+ Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo uỷ

quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT VN.

+ Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo & PTNT VN.

b. Nhim v

- Huy động vốn :

+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ

hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

-Cho vay: cho vay ngắn hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

-Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

-Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: + Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.

+ Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

-Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh

toán; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức các nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm …

-Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

-Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác cho các tổ

chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. -Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. -Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.

-Cân đối, điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ

thuộc (nếu có)

-Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.

-Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

c. Cơ cu t chc

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

d. Nhim v tng b phn

Ban giám đốc:

Gồm 04 người – 1 giám đốc và 3 phó giám đốc

GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P. TÍN DỤNG P. KD NGOẠI HỐI P. ĐIỆN TOÁN P. DỊCH VỤ VÀ MAR P.KẾ HOẠCH TỔNG HỢP P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ P. HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ P. KT KS NỘI BỘ CHI NHÁNH LOẠI 3 CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG GIAO DỊCH P. THẨM ĐỊNH

-Giám đốc phụ trách chung, đồng thời phụ trách chuyên đề tổ chức cán bộ và kiểm tra kiểm toán nội bộ.

-Một phó giám đốc: Phụ trách về kế toán và hành chính.

-Một phó giám đốc: Phụ trách về kinh doanh ngoại hối, kế hoạch, điện toán, thẩm định, tín dụng

-Một phó giám đốc: Phụ trách về dịch vụ và Marketing.

Các phòng ban tại Chi nhánh:

-Phòng kế hoạch tổng hợp:

+ Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi … và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề

xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

+ Đầu mối quản lý thông tin ( thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủ ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.

-Phòng tín dụng

+ Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi

đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

+ Quản lý ( hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác … ) hồ

sơ tín dụng theo quy địn; tổng hợp, phân tích, quản lý ( thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp ) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi

-Phòng kế toán – Ngân quỹ

Có nhiệm vụ chuyên sâu các hoạt động hạch toán kinh doanh và thu chi tiền mặt, bao gồm các bộ phận: Hạch toán kinh doanh, thanh toán tiền hàng, bù trừ, chuyển tiền qua Ngân hàng, thu chi và quản lý an toàn kho quỹ.

-Phòng Điện toán

+ Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.

+ Xây dựng các chương trình điện toán nhằm phục vụ cho công tác kinh doanh, báo cáo thống kê của ngành.

-Phòng Hành chính nhân sự

+ Xây dựng chương trình công tác hằng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tham mưu về công tác đào tạo, bố trí cán bộ và phục vụ hậu cần trong kinh doanh.

-Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

+ Kiểm soát các hoạt động trong nội bộ Ngân hàng.

+ Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết

đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

-Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.

-Phòng Dịch vụ và Marketing

+ Nghiên cứu, đề xuất cải tiến thủ tục, mẫu mã ấn chỉ, quy trình giao dịch…theo hướng tiện lợi, hội đủ các yếu tố pháp lý cần thiết theo quy định của NHNo & PTNT VN để phục vụ tốt hơn nhu cầu dịch vụ của khách hàng.

Tham gia đề xuất với TW trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ Ngân hàng theo hướng cạnh tranh có hiệu quả.

+ Tiếp cận và phân tích nhu cầu thị trường; xây dựng các phương án,

đề án cụ thể để triển khai các dịch vụ ngân hàng mới có nhu cầu trên thị

trường.

+ Tiếp cận với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để hợp tác làm đại lý một số dịch vụ về tài chính nhằm khơi tăng nguồn vốn huy động và tăng thu phí dịch vụ.

+ Làm đầu mối để phối hợp với các phòng, các ngân hàng cơ sở triển khai các dịch vụ mới trên địa bàn theo nhiệm vụđược giao.

+ Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, những thông tin về tài chính tín dụng trong nước và quốc tế……chuyển lên mạng nội bộ cung cấp cho cán bộ tín dụng, ngân hàng cơ sở và một số khách hàng lớn.

+ Đáp ứng hoặc cùng các bộ phận nghiệp vụ khác phối hợp đáp ứng nhu cầu tư vấn về đầu tư, về tín dụng, về xuất nhập khẩu, về pháp luật; giải

đáp thắc mắc của khách hàng……nâng cao chất lượng hoạt động và phục vụ

tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. -Phòng thẩm định

+ Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉđịnh theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám để xem xét phê duyệt.

+ Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc hoặc do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp1. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đà Nẵng. và phát triển nông thôn chi nhánh Đà Nẵng.

a. Tình hình huy động vn NHNo & PTNT

Với sự ra đời của nhiều dịch vụ từ các ngân hàng đã tạo nên mức độ

cạnh tranh lớn trong toàn ngành. Các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách

đưa ra các mức lãi suất và hình thức huy động hấp dẫn nhằm huy động được nguồn vốn về cho ngân hàng mình. Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn giai đoạn 2013 – 2015 của NHNo & PTNT chi nhánh Đà Nẵng được thể

hiện chi tiết qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 41)