6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.3. Doanh số phát sinh trên tài khoản thẻ
Bảng 2.8: Doanh số phát sinh trên tài khoản thẻ của Ngân hàng qua 3 năm 2013 – 2015 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Khoản mục 2013 2014 2015 ST % ST % Doanh số rút tiền mặt 433.356 457.235 459.765 23.879 5,51 2.530 0,55 Doanh số chuyển khoản 8.844 24.065 81.135 15.221 172,11 57.070 237,15 Tổng doanh số thanh toán 442.200 481.300 540.900 39.100 8,84 59.600 12,38
Doanh số phát hành thẻ chỉ thể hiện mức độ phổ biến của loại thẻ tại khu vực hoạt động. Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thẻ cần xem xét đến khá nhièu yếu tố như số lượng giao dịch, loại giao dịch, … trong đó có doanh số thanh toán là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng thẻ của khách hàng. Doanh số thanh toán là doanh số phát sinh làm tăng hoặc giảm số dư
trên tài khoản thẻ của khách hàng như rút tiền, nạp tiền, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa …
Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số thanh toán thẻ gia tăng qua các năm theo số lượng thẻ đã phát hành. Năm 2013, doanh số thanh toán là 442.200 triệu đồng, đến năm 2014 doanh số thanh toán đã lên đến 481.300 triệu đồng, tăng 8,84 % so với năm 2013 (tương ứng với số tiền là 39.100 triệu đồng). Năm 2015, doanh số thanh toán tiếp tục tăng cao. Cụ thể là cuối năm 2015, doanh số thanh toán đã lên đến con sô 540.900 triệu đồng, tăng 12,38 % (tuơng ứng với số tiền tăng thêm là 59.600 triệu đồng) so với năm 2014. Doanh số thanh toán liên tục tăng cao qua các năm là một dấu hiệu đáng mừng cho Ngân hàng. Điều này cho thấy khách hàng ngày càng tin tưởng vào dịch vụ thẻ và các lợi ích mà thẻ của Ngân hàng đem lại.
Để đánh giá được chất lượng của dịch vụ thẻ, ngoài số lượng thẻ ngày càng tăng, ta phải xem xét đến các chỉ tiêu khác không kém phần quan trọng,
đó chính là số lượng giao dịch và loại giao dịch mà khách hàng giao dịch với Ngân hàng, và doanh số thanh toán ngày càng tăng đã khẳng định được chất lượng của dịch vụ thẻ mà Ngân hàng đã cung cấp.
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Hình 2.1: Doanh số rút tiền mặt và chuyển khoản
Nhìn chung, giao dịch quả thẻ chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản. trong đó, giao dịch rút tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao hơn giao dịch chuyển khoản. năm 2013, tỷ trọng của giao dịch rút tiền mặt là 98%, lớn hơn nhiều so với tỷ trọng của giao dịch chuyển khoản 2%. Nguyên nhân là do năm 2013, loại hình thẻ được nhiều người biết đến với nhiều công dụng của nó mà chủ yếu là rút tiền mặt. Đồng thời, người dân vẫn có thói quen sử
dụng tiền mặt nhiều hơn. Đây là một thói quen có từ rất lâu. Do đó, để thay
đổi thói quen đó cần phải có thời gian để người dân dần thích ứng hơn. Qua năm 2014, tỷ trọng giao dịch tiền mặt vẫn ở mức cao 95%, so với giao dịch chuyển khoản chỉ có 5%. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng, vì người dân
đã quen dần và bắt đầu sử dụng loại giao dịch này. Đến năm 2015, tỷ trọng của 2 loại giao dịch này có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng của giao dịch rút tiền mặt giảm còn 85 %, tỷ trọng của giao dịch chuyển khoản đã tăng lên đến 15 %. Đồng thời ta cũng thấy doanh số giao dịch của hai loại này đèu tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2013, doanh số rút tiền mặt chỉ có 433.356 triệu đồng thì qua năm 2014 con số này đã lên đến 457.235 triệu đồng, tăng 5,51 % tương ứng với 23.879 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2015, doanh số rút tiền mặt tăng lên 459.765 triệu đồng, tăng 0,55 % tương ứng với 2.530
triệu đồng so với năm 2014. Doanh số chuyển khoản cũng tăng trưởng ở mức cao qua các năm. Năm 2014, doanh số chuyển khoản là 24.065 triệu đồng, tăng 15.221 triệu đồng tuơng ứng với 172,11 % so với năm 2013. Đến năm 2015, doanh số này tiếp lục tăng lên về cả số tiền và tỷ lệ. Năm 2015, doanh số của hai loại giao dịch này là 81.135 triệu đồng, tăng 237,15 % tương ứng 57.070 triệu đồng so với năm 2014. Tuy vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thanh toán của thẻ, nhưng qua phân tích trên ta thấy được xu hướng tăng dần tỷ trọng của doanh số chuyển khoản. Đây là chiều hướng tốt đẹp cho Ngân hàng vì khách hàng sẽ dần chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc thanh toán bằng cách chuyển khoản chứ không rút tiền mặt để chi tiêu, Ngân hàng sẽ tận dụng được số tiền này trong tài khoản của khách hàng
để cho vay và tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Có thể thấy lợi nhuận thực sự
mà Ngân hàng thu được là từ vốn nhà rỗi từ tài khoản của khách hàng.