Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 34 - 37)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương sớm thu hút được ĐTNN so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước do có những ưu thế tương đối về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, KT-XH. Chỉ trong vòng 10 năm (1987 - 1997), thành phố đã cấp phép cho 834 dự án với tổng số đầu tư là 11.161 triệu USD, chiếm 39,8% về số dự án và 36,1% tổng vốn đầu tư của cả nước. Hiện có gần 30 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào thành phố, trong đó các nước châu Á chiếm 63% tổng vốn FDI đầu tư vào thành phố. Đối tác của bên Việt Nam tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp của nhà nước; trong đó, phần vốn góp của phía Việt Nam trong vốn pháp định của liên doanh chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất; chỉ có 82 dự án, chiếm 9,8% tổng số dự án và 205 triệu USD vốn đầu tư, hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số dự án được cấp giấy phép, chiếm 60% về dự án và 73% về tổng vốn đầu tư. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, giai đoạn 1988 - 1991 có số lượng không đáng kể, sau đó tăng dần và xu huớng ngày càng phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi dẫn đầu trong cả nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức BTO và triển khai các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung.

Sở dĩ thành phố Hồ Chí Minh đạt được những thành tựu như thế là vì:

Thứ nhất, do có định hướng và quy hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá sớm và tương đối bài bản.

Thứ hai, do có chính sách khá toàn diện và có sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thiết kế các chính sách còn trải đều và chưa có thứ tự ưu tiên rõ ràng.

Thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có môi trường đầu tư khá thuận lợi, là trung tâm kinh tế - văn hoá của cả nước, gần cảng biển, có hệ thống cơ sở hạ tầng

phát triển, có nguồn nhân lực dồi dào với năng lực và tay nghề khá cao, có tác phong công nghiệp.

Thứ tư, các đối tác bên Việt Nam của thành phố có điều kiện tương đối khá về vốn và trình độ quản lý so với các tỉnh, thành khác trong cả nước.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương được chia tách từ tỉnh Sông Bé từ ngày 01-01-1997, là một tỉnh đất hẹp, chỉ bằng 1/3 tỉnh Bình Phước, dân ít, kinh tế nông nghiệp và tiểu nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng hiện nay, Bình Dương đã là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất khu vực phía Nam và của cả nước, với cơ cấu kinh tế quốc dân là công nghiệp 55%, dịch vụ 26% và nông nghiệp là 19%.

Một trong những yếu tố giúp Bình Dương phát triển kinh tế nhanh chóng là nhờ thu hút được nhiều FDI. Hiện nay, Bình Dương đã quy hoạch 17 khu công nghiệp tập trung với diện tích hơn 6.200 ha, có hơn 1000 doanh nghiệp trong nước và 1.842 DNFDI, với số vốn đầu tư là hơn 4000 tỷ đồng và 11,4 tỷ USD.

Riêng về việc thu hút FDI, tỉnh Bình Dương đã làm tốt các việc sau:

- Nhất quán chính sách “trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

- Cải cách thủ tục hành chính; đẩy nhanh thời gian xem xét cấp giấy phép đầu tư dưới 15 ngày đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của tỉnh và dưới 20 ngày đối với các dự án cần xin ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, các nhà đầu tư chỉ phải nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp phép đầu tư theo quy định của Chính phủ; quy định cho nhà đầu tư phải có trách nhiệm quan tâm chăm lo đời sống của công nhân lao động; tập trung đào tạo nghề, ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động, giải quyết các tranh chấp lao động, xử lý nghiêm các trường hợp xúc phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của người lao động. Tỉnh Bình Dương còn áp dụng mới về giá thuê đất nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong khu vực; thành lập trung tâm chuyển đổi ngoại tệ; khuyến khích đầu tư công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường; cho phép đầu tư các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng còn khoảng 80 - 90% nhưng công nghệ thuộc thế hệ mới, cải tiến thủ tục cấp giấy phép xây dựng và lập

hồ sơ thuê đất. Phòng Ngoại vụ trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh là đầu mối tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp visa cho người nước ngoài (không hạn chế số lượng) đến làm việc tại tỉnh Bình Dương với thời gian làm thủ tục là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có DNFDI; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh và kiến nghị kịp thời lên Trung ương giải quyết những ách tắc thuộc cơ chế chung; hướng dẫn chi tiết các doanh nghiệp trong nước và DNFDI về các thủ tục thành lập, đăng kí kinh doanh.

- Lắng nghe, tiếp thu và xử lý nghiên túc ý kiến của các loại hình doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như nâng cấp đường, mở rộng mạng lưới cung cấp điện, phát triển bưu chính viễn thông và hệ thống cấp nước sạch; thu hút nhân tài, xây dựng được đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực QLNN về kinh tế FDI.

1.3.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Hải Phòng làm kinh tế đối ngoại chính thức từ 1992, mở đầu bằng Nghị quyết số 05/NQ-TU của Thành ủy về kinh tế đối ngoại và thực sự khởi sắc khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, cộng với các chính sách thông thoáng hơn của Đảng và Nhà nước ta. Do xác định rõ lợi thế so sánh, coi phát triển kinh tế đối ngoại là động lực, là giải pháp quan trọng trong phát triển KT-XH. Hải Phòng thu hút vốn đầu tư đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản đang đứng vị trí thứ nhất về số dự án và số vốn đầu tư (85 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 2,4 tỷ USD), Hàn Quốc đứng thứ tư về số dự án (37 dự án) và đứng thứ hai về vốn đầu tư (1,056 tỷ USD). Tổng vốn FDI đăng ký trong 5 năm qua bằng 1,5 lần tổng vốn FDI thu hút được của tất cả các năm trước đó cộng lại. Thu hút vốn FDI những năm gần đây đã chuyển dịch theo hướng tăng về dịch vụ, thương mại, bất động sản; công nghiệp tập trung vào các dự án chế biến, chế tạo cơ khí, thân thiện với môi trường.

Cơ cấu FDI vào Hải Phòng đã ngày càng phù hợp hơn với mục tiêu và định hướng đặt ra là tăng tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp và cơ sở hạ tầng, thúc đẩy việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Về ngành nghề của các dự án đang hoạt động thì công nghiệp chiếm 58,6% số dự án và 54% tổng vốn đầu tư; hạ tầng chiếm 4,3% số dự án và chiếm 24% tổng vốn đầu tư; dịch vụ du lịch chiếm 18,6% về dự án và chiếm 15% tổng vốn đầu tư; thương mại chiếm 10% về số dự án và 5% về tổng số vốn đầu tư; lĩnh vực vận tải chiếm 8,6% về số dự án và chiếm 2% tổng vốn đầu tư.

Về hình thức đầu tư, dự án liên doanh chiếm 77,1% về số dự án và 94,81% tổng số vốn đầu tư; dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, chiếm 20% về số dự án và 3,89% tổng vốn đầu tư; hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 2,9% về số dự án và chiếm 1,3% tổng vốn đầu tư.

Bài học mà thành phố Hải Phòng rút ra được là phải giảm bớt các thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư; xây dựng nhiều khu chế xuất mới, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; tích cực tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ chế, chính sách… cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)