Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39)

Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ở trong vùng duyên hải của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; cách Thủ đô Hà Nội 660km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080km về phía Nam. Ngoài ra, trong mối tương quan với khu vực và quốc tế, Thừa Thiên Huế nằm trên hành lang kinh tế xuyên Á (Đông - Tây), do vậy có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, liên kết kinh tế với nhiều tỉnh, thành phố trong nước và thế giới.

Cùng với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế được xác định là một trong năm đô thị Trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, kết cấu hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang, tốc độ tăng GDP bình quân trong năm 2012 đến 2017 là 12%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm 45,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 39,7% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 15,1%.

Thừa Thiên Huế có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển, hệ thống giao thông thuận lợi và đa dạng, bao gồm đường bộ và đường sắt nằm trên tuyến xuyên Việt, hai cửa khẩu thông thương với nước bạn Lào, sân bay Quốc tế Phú Bài, cảng Thuận An cách thành phố Huế 12 km có thể đón tàu có trọng tải 2.000 tấn và đặc biệt Cảng nước sâu Chân Mây - cửa ra biển Đông của Hành lang kinh tế Đông

Tây - có thể đảm bảo cho tàu hàng hóa có trọng tải đến 50.000 tấn và tàu khách du lịch quốc tế cỡ lớn nhất thế giới (225.000 GT) cập bến.

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đã hình thành bảy KCN, với diện tích hơn 2.800 ha. Ngoài KCN 560 ha trong KKT Chân Mây - Lăng Cô, sáu KCN còn lại phân bố đều khắp ở các huyện, thị xã trong tỉnh với tổng diện tích hơn 2.160 ha, có đầy đủ các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư, đó là các KCN: Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, Quảng Vinh, Phú Đa và La Sơn. Trong đó, KKT Chân Mây - Lăng Cô được sở hữu một vị trí được xem là thuận lợi bậc nhất hướng ra biển Đông của EWEC, GMS. KKT nằm ở tâm điểm của hai trung tâm kinh tế, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam là thành phố Huế và thành phố Đã Nẵng và hai sân bay quốc tế lớn trong khu vực. Hệ thống giao thông hết sức thuận lợi có thể di chuyển dễ dàng đến các quốc gia lân cận và tất cả các vùng miền của Việt Nam.

Nguồn nhân lực của Thừa Thiên Huế khá dồi dào và chất lượng cao. Với bảy trường đại học và nhiều trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề cũng như các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, hàng năm, tỉnh đã tạo được hàng chục nghìn lao động trẻ với kiến thức khá vững vàng. Lực lượng lao động của tỉnh với tác phong công nghiệp, năng động và ham học hỏi đã đáp ứng phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của tình trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp hiện nay.

Được đánh giá là địa phương có các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, Thừa Thiên Huế ngày càng tập trung cải cách hành chính, tạo mọi thuận lợi để thu hút đầu tư vào địa phương, trong đó các KKT, KCN được xem là những địa bàn trọng điểm thu hút đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh. Với chủ trương luôn mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước nhằm tăng cường thu hút đầu tư, phát triển KT-XH, luôn luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến tìm hiểu, hợp tác và đầu tư vào các KKT và KCN trên của tỉnh. Khi thực hiện đầu tư vào các KKT và KCN trên địa bàn tỉnh, ngoài việc được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư liên quan đến đất đai, giải phóng

mặt bằng, rà phá bom mìn, các công trình giao thông, điện nước, đào tạo nghề,… nhà đầu tư sẽ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn về thuế. Đặc biệt, các thủ tục đầu tư có liên quan được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi theo cơ chế quản lý “Một cửa, tại chỗ”, đảm bảo rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

Như vậy, với những tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khá hoàn chỉnh, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều thuận lợi trong việc thu hút FDI và hoạt động của các DNFDI. 2.1.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2.1. Về lực lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện diện trên địa bàn tỉnh đến thời điểm 31-12-2017

a. Về số lượng, quy mô các DNFDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế qua từng giai đoạn

Thừa Thiên Huế là địa phương đứng thứ 25 của toàn quốc; đứng thứ 3 trong 6 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về thu hút FDI. Hoạt động thu hút FDI tại tỉnh Thừa Thiên Huế có sự thay đổi theo từng giai đoạn tùy theo sự ổn định của kinh tế toàn cầu. Cụ thể là:

- Giai đoạn 1991 - 1995: thu hút được 04 dự án nhưng số vốn đăng ký của các dự án này tương đối cao là 235,354 triệu USD, quy mô bình quân một dự án cao nhất là 78,45 triệu USD/dự án, thời kỳ này đã thu hút một số tập đoàn lớn đến đầu tư là: Tập đoàn Bia Carlsberg (Đan Mạch), xi măng Luks (HongKong) là các dự án trọng điểm của tỉnh cho đến nay.

- Giai đoạn 1996 - 2000 là giai đoạn thu hút ít số dự án nhất, 03 dự án và tổng vốn đăng ký cũng ít nhất 23,8 triệu USD, điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á lan rộng gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu.

- Giai đoạn 2001 - 2005, kinh tế toàn cầu đã có sự phục hồi, do vậy, tình hình thu hút FDI đã được cải thiện, thu hút được 10 dự án FDI nhưng số vốn đăng ký tương đối thấp là 49,453 triệu USD chiếm 15,6% số dự án và chỉ chiếm 2,6% tổng vốn đăng ký FDI toàn tỉnh.

- Giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn thu hút được nhiều dự nhất là 33 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1.769,6 triệu USD, chiếm 66,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cho cả giai đoạn 1987 - 2017.

- Giai đoạn 2011 - 2015 thu hút được 30 dự án với tổng vốn đăng ký 855,8 triệu USD giảm gần một nửa so với giai đoạn 2006 - 2010.

- Từ năm 2016 - 2017, khi nền kinh tế toàn cầu có xu hướng phục hồi đã thu hút được 14 dự án với tổng vốn đăng ký 74 triệu USD. Trong giai đoạn này, chủ yếu là các nhà đầu tư có quy mô vốn đầu tư vừa và nhỏ, đây cũng là xu hướng đầu tư chung của toàn cầu.

Như vậy, giai đoạn 1991 - 1995 và 2006 - 2010 là hai giai đoạn thu hút nhiều dự án FDI lớn có tính quyết định đến sự phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế và đây cũng là hai giai đoạn gắn với hai dấu mốc quan trọng: Khi Việt Nam hội nhập quốc tế, mở cửa cho đầu tư nước ngoài dở bỏ tính cấm vận đối với Việt Nam và khi Việt Nam gia nhập WTO.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu thu hút vốn FDI qua các giai đoạn

Giai đoạn Đơn vị tính 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2017 Tổng

Số dự án Dự án 4 3 9 33 30 14 93

Vốn đăng ký Triệu USD 235,354 23,80 49,45 1.575,9 504.07 74 2.462,58 Vốn thực hiện Triệu USD 75,912 10,71 22,25 226,5 343,2 109 787,57 Bình quân vốn đăng ký/dự án Triệu USD 78,45 7,93 49,45 31,26 24,5 5,3 28,5 Vốn thực hiện/vốn đăng ký % 32,25 45,00 45,5 35,0 40,1 147,3 32 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2017)

Bảng 2.2. Tỷ trọng vốn đăng ký chia theo từng giai đoạn

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2017)

Tính đến thời điểm ngày 31-12-2017, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 93 DNFDI với tổng số vốn đầu tư là 2.462,58 triệu USD.

Riêng năm 2017, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút 06 dự án, với tổng vốn đầu tư là 1.640.545 USD, có 02 DNFDI đăng ký tăng vốn thêm là 358.440 USD.

Bảng 2.3. Tình hình thu hút FDI trong năm 2017

TT Dự án

Nội dung đầu tư Nước

đầu tư Hình thức đầu tư

Vốn đầu tư (USD) Lĩnh vực đầu tư Địa điểm đầu tư 1 Thành lập Công ty TNHH Bright Way Trung Quốc doanh Liên 44.850 Dịch vụ tư vấn Trong KCN 2 Phát triển dịch vụ tư vấn kiến trúc chất

lượng cao tại Huế Hàn Quốc

Liên

doanh 20.000 Dịch vụ tư vấn Ngoài KCN 3 Đầu tư phát triển dịch vụ xây dựng và du lịch

cao cấp Hàn Quốc Liên doanh 55.000 Dịch vụ du lịch và xây dựng Ngoài KCN 4 Thành lập Công ty TNHH Aliachi Lebanon doanh Liên 100.000 Thể dục thể thao Ngoài KCN 5 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin Hoa Kỳ 100% Vốn ĐTNN 50.000 Công nghệ thông tin Ngoài KCN 6 Tàu du lịch bằng đầu máy hơi nước doanh 1.370.695 Liên Dịch vụ du lịch Ngoài KCN

Tổng cộng 1.640.545

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2017) 235.354 23.8 49.453 1,575.90 504.07 74 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2017

b. Về cơ cấu hệ thống DNFDI trên địa bàn tỉnh

Cơ cấu đội ngũ DNFDI được xem xét theo ba tiêu chí: ngành nghề, quốc tịch của chủ DNFDI và địa điểm phân bố doanh nghiệp.

Dưới đây là hiện trạng cơ cấu các DNFDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo từng tiêu chí nói trên.

- Cơ cấu theo ngành nghề của các DNFDI tại tỉnh Thừa Thiên Huế Cơ cấu dạng này thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Phân nhóm DNFDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư (Tính đến ngày 31-12-2017) Stt Lĩnh vực Số dự án cấp phép (dự án) Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng dự án (%) Tỷ trọng vốn (%) 1 Du lịch - Dịch vụ 42 1.572,8 45,16 63,9

2 Công nghiệp - Xây dựng 40 814 43 33

3 Nông nghiệp 6 71 6,45 2,88

4 Giáo dục và đào tạo - Y tế 5 4,75 5,38 0,19

Tổng Cộng 93 2.462,58 100 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2017) Qua bảng 2.4 có thể thấy: Cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, cụ thể như sau:

- Lĩnh vực du lịch - dịch vụ thu hút nhiều dự án nhất với 42 dự án (trong tổng số 93 DNFDI của tỉnh) và tổng vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng 45,6% tổng số dự án và chiếm 63,9% tổng vốn đăng ký đầu tư. Một số dự án nổi bật trong lĩnh vực này là: Dự án Laguna Huế của Công ty TNHH Laguna; Dự án Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối VN của Công ty TNHH một thành viên Bãi Chuối; Dự án siêu thị Espace Business Huế (BIG C) của Công ty Cổ phần Espace Business Huế.

- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng thu hút được 40 dự án với tổng vốn đầu tư 814 triệu USD, chiếm tỷ trọng 43% tổng số dự án và chiếm 33% tổng vốn đăng

ký đầu tư. Một số dự án nổi bật trong lĩnh vực này là: Dự án sản xuất xi măng của Công ty HH Luks Ximăng Việt Nam; Dự án sản xuất bia của Công ty Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam; Dự án sản xuất lon nhôm 2 mảnh và nắp lon của Công ty TNHH Baosteel Can Making Huế Việt Nam.

- Lĩnh vực nông nghiệp thu hút được 06 dự án với tổng vốn đầu tư 71 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,45% tổng số dự án và chiếm 2,88% tổng vốn đăng ký đầu tư. Điển hình là dự án nuôi tôm của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thu hút được 5 dự án với tổng vốn đầu tư 4,75 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,39% tổng số dự án và chiếm 0,19% tổng vốn đăng ký đầu tư.

Nhìn chung, thu hút đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng du lịch - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông lâm ngư nghiệp.

- Cơ cấu theo quốc tịch của các DNFDI tại tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 2.5. Đầu tư FDI tại tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo quốc gia

(Tính đến ngày 31-12-2017) STT Nước đầu tư Số dự án Vốn đầu tư đăng ký

(tr. USD) Tỷ trọng dự án (%) Tỷ trọng vốn đăng ký (1000 USD) 1 Singapore 04 876,9 3,2 35,6 2 Hồng Kông 09 351,06 9,7 14,3 3 Thái Lan 08 97,0 8,6 3,9 4 Trung Quốc 08 93,55 8,6 3,8 5 Hàn Quốc 14 68,8 15,1 2,8 6 Nhật Bản 07 31,4 7,5 1,3 7 Đan Mạch 03 122,9 3,2 5,0

8 Tây Ban Nha 01 47,0 1,1 1,9

9 Pháp 11 27,7 11,8 1,1

10 Bungary 01 12,0 1,1 0,5

11 Ý 02 2,9 2,2 0,10

STT Nước đầu tư Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (tr. USD) Tỷ trọng dự án (%) Tỷ trọng vốn đăng ký (1000 USD) 13 Thụy Sĩ 01 0,5 1,1 0,02 14 Hoa Kỳ 15 49,0 16,1 2,0 15 Cộng hòa Seychelles 01 368 1,1 14,9 16 Một số nhà đầu tư khác 07 313,3 8,6 12,7 Tổng cộng 93 2462,58 100 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2017) Cơ cấu các DNFDI theo tiêu chí trên được thể hiện ở bảng 2.5 trên đây cho thấy: Đến thời điểm 31-12-2017 đã có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó tập trung chủ yếu là từ các nước trong khu vực Châu Á, với 50 dự án chiếm 53,76% về số dự án đầu tư và chiếm 61,8% tổng vốn đăng ký, Châu Âu có 20 dự án chiếm 6,8% tổng vốn đăng ký, Châu Mỹ có 15 dự án chỉ chiếm 2% tổng vốn đăng ký.

Vốn đầu tư từ đối tác Singapore là lớn nhất chiếm 35,5%, tiếp đến là Cộng hòa Seychelles, Hồng Kông chiếm 14,3%, Đan Mạch chiếm 5%, Thái Lan chiếm 3,9%; Hoa Kỳ chiếm 2%. Ngoài ra còn có sự góp mặt của đối tác Hàn Quốc (2,8%), Nhật Bản (1,3%). Còn lại chia cho các đối tác khác như Đài Loan, Pháp, Italia, Thụy Sĩ, Bungary, Tây Ban Nha.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ này khi đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế đã đem đến nguồn công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến góp phần vào công cuộc CNH - HĐH của tỉnh. Điển hình là thiết bị, công nghệ sản xuất rượu Sake của nhà đầu tư Nhật Bản; công nghệ lên men bia của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam, đối tác Đan Mạch; công nghệ sản xuất vỏ lon nhôm hai mảnh của nhà đầu tư Trung Quốc.

- Cơ cấu các DNFDI tại tỉnh Thừa Thiên Huế theo địa điểm phân bố

Cơ cấu các DNFDI tại tỉnh Thừa Thiên Huế theo địa điểm phân bố doanh nghiệp thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo địa bàn đầu tư (Tính đến ngày 31-12-2017) STT Địa điểm Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) %Số dự án %Vốn đăng ký I. Trong Khu công nghiệp

1 KCN Phú Bài 18 275,061 19,3 11,12

2 KCN Tứ Hạ 07 326,794 7,5 13,34

3 KCN Phú Đa 02 47,7 2,1 1,94

4 KCN Phong Điền 15 142,79 16,13 5,8

II. Khu Kinh tế

1. KKT Chân Mây - Lăng Cô 09 1.379,1 9,68 56,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)