Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 70)

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước có nhiều

thay đổi. Có thể thấy rằng Luật đầu tư năm 2014 đã có hiệu lực thi hành nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, lúng túng trong việc thực hiện như tách nội dung đăng ký kinh doanh ra khỏi giấy chứng nhận đầu tư, việc công bố ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài chưa được tập hợp để công bố do được quy định ở nhiều văn bản ở các bộ ngành khác nhau, các điều kiện về gia nhập thị trường của nhà đầu tư nước ngoài chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật và cơ quan đăng ký đầu tư phải tra theo các thảo thuận quốc tế của Việt Nam nên dễ gây nhầm lẫn trong cách hiểu khi thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thứ hai, Thừa Thiên Huế là tỉnh miền Trung có nhiều điều kiện lợi thế về

môi trường đầu tư, tuy nhiên quy mô nền kinh tế của tỉnh chưa đủ độ lớn để tạo sức hấp dẫn trong việc kêu gọi nhiều nguồn lực đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình cạnh tranh thu hút vốn FDI không chỉ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực mà ngay trong nước ta giữa vùng này với vùng khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai hoặc Hà Nội, Hải Phòng cũng rất gay gắt; xét về điều kiện sản xuất kinh doanh giữa Thừa Thiên Huế và các địa phương trên thì Thừa Thiên Huế vẫn còn kém hấp dẫn, tính rủi ro trong đầu tư cao hơn.

Thứ ba, kinh phí đầu tư cho công tác xúc tiến đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế

nghiệp lớn cùng tham gia tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài hướng vào các địa bàn trọng điểm như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore...

Thứ tư, tổ chức bộ máy QLNN đối với các DNFDI chưa thật sự chặt chẽ,

đảm bảo yêu cầu đặt ra cho công tác QLNN đối với lĩnh vực này. Hiện nay Cơ quan xúc tiến đầu tư chưa được kiện toàn nhưng nhu cầu nhà đầu tư nước ngoài cần có cơ quan hỗ trợ, đồng hành khi các thủ tục ở các Sở, ban ngành, địa phương có liên quan.

Thứ năm, hệ thống cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nghiên cứu chưa

khả thi, chưa đầy đủ: Thông tin về văn bản pháp luật, thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn, đối tác liên doanh bên Việt Nam, nguồn lao động, hạ tầng, thông tin về quy hoạch... Cụ thể là chất lượng chuyển tải thông tin trên trang Website của địa phương còn rất hạn chế, chưa kịp thời, chưa phong phú.

Thứ sáu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện. Có thể thấy rằng, sự phát triển cơ sở

hạ tầng tại địa phương là một điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn FDI. Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh. Có sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tư.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Thừa Thiên Huế tuy có lợi thế so với các tỉnh khác nhưng cơ bản vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao… Một số khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với nhà đầu tư nước ngoài, làm ảnh hưởng đến tiến độ đi vào sản xuất của doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đề cập đến những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã nêu lên thực trạng của các DNFDI trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế. Trong đó, luận văn nhấn mạnh đến các số liệu để làm rõ tình hình hiện tại của các DNFDI trên địa bàn tỉnh như về cơ cấu, về tình hình sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước của tỉnh... Từ đó, luận văn đã phân tích được những mặt tích cực và tiêu cực mà các DNFDI đã tác động đến sự phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thứ hai, về QLNN của tỉnh Thừa Thiên Huế - nguyên nhân trực tiếp của

những thành tựu và bất cập trong hoạt động của DNFDI trên địa bàn tỉnh. Trong đó, luận văn tập trung phân tích thực trạng QLNN đối với các DNFDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nêu các được những thành tựu đạt được và những hạn chế, bất cập của QLNN đối với các DNFDI trên địa bàn tỉnh. Từ việc phân tích thực trạng, nêu ra được những thành tựu cũng như những hạn chế, bất cập thì luận văn đã nêu lên những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.

Trên đây là các cơ sở để xác định phương hướng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với thu hút đầu tư và hoạt động của các DNFDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)