đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.4.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý
QLNN đối với các DNFDI được thông qua các công cụ, chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch để định hướng các doanh nghiệp này theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của tỉnh.
Để các DNFDI tác động tích cực đến địa bàn tiếp nhận đầu tư, giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong QLNN
Nâng cao hiệu quả QLNN đối với DNFDI đòi hỏi phải thống nhất quan điểm, nhận thức, từ những mô hình thành công trong thực tiễn của các ngành, địa phương để hình thành thể chế, quy định chung của cả nước, tiếp cận với thể chế tốt nhất của những quốc gia đã thành công trong việc xử lý quan hệ Nhà nước với thị trường, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, hình thành cơ cấu bộ máy và đội ngũ công chức làm việc có hiệu quả. Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính động, không được khép kín mà phải có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương, đảm bảo lợi ích của cả hai bên.
Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năng quản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI.
Bên cạnh đó, quy hoạch không thể chạy theo số lượng mà cần quan tâm đến chất lượng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh củathị trường. Nhà nước phải xây dựng kế hoạch hiệu quả, sát với tình hình thực tế hiện nay; cần chú trọng công tác dự báo, định hướng, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế, cơ chế linh hoạt trước biến động của thị trường trong nước và quốc tế.
Các Bộ chuyên ngành lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng dẫn chính
quyền địa phương thực hiện, bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy được tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia.
Về chiến lược thu hút FDI thời gian tới, tập trung vào tiêu chí phát triển bền vững, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ.
1.2.4.2. Chính sách ưu đãi của Nhà nước
Vào cuối năm 2014, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó có hai luật liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp FDI, đó là Luật Đầu tư ngày 26/11/2014 và Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014 và Chính phủ đã ban hành một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm quản lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Các chính sách ưu đãi tập trung vào hai nội dung chính là ưuđãi về tài chính và ưu đãi về chính sách đất đai.
- Chính sách ưu đãi về tài chính
Trong chính sách ưuđãi về tài chính, thì ưu đãi về thuế là chính sách được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Lộ trình điều chỉnh thuế Thu nhập doanh nghiệp từ 32% (1997) cho đến 25% (2009) và gần đây nhất là 22% (hiệu lực 01.01.2014), 20% (hiệu lực 01.01.2016) đã tạo một bước tiến lớn giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước “hào hứng” hơn với việc tiến hành kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệpcũng quy định về mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế giảm thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá…nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm đến các lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, thuế xuất nhập khẩu cũng góp phần tạo nên một môi trường thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Theo đó, Luật thuế xuất nhập khẩu cho phép miễn thuế trong các trường hợp: hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA); nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư… cùng với đó là sự ra đời những hiệp định về ưu đãi thuế xuất nhập khẩu trong phạm vi các nước ASEAN, WTO đã giúp các nhà đầu tư giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất sản xuất, xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Về chính sách tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những chính sách hỗ trợ về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND ở mức 9% đối với nhu cầu vốn trong 5 lĩnh vực sau: phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Chính sách ưu đãi về đất đai
Luật Đất đai 2013 và có 05 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó Nghị định số 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Nghị định này thay thế Nghị định số 142/2005/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Theo quy định của Nghị định 46 thì tỷ lệ tính đơn giá thuê đất là 1%, trong một số trường hợp đặc biệt, UBND có thể quyết định đơn giá cao hơn (không quá 3%) hoặc thấp hơn (không quá 0,5%). Chính phủ đã thông qua việc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất; đối tượng miễn nộp tiền thuê đất trong các trường hợp: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp,...
Ngoài ra, để kêu gọi đầu tư, Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về chuyển giao công nghệ, đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Bên cạnh những chính sách chung theo quy định của pháp luật, các nhà đầu tư có thể tham khảo các chính sách ưu đãi về mặt bằng thực hiện dự án, chi phí quảng cáo, thưởng môi giới đầu tư… từ các địa phương mà mình tiến hành kinh doanh, tạo dựng cơ sở.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2020, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch. Nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.
1.2.4.3. Thẩm định dự án cấp phép và thực thi giấy phép
Thông qua thẩm định, Nhà nước đánh giá được mức độ phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của ngành, địa phương; các mặt lợi hại của FDI nếu triển khai; cũng như thực hiện tốt hơn vai trò điều tiết vĩ mô đối với doanh nghiệp FDI trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Và tương tự, các địa phương đánh giá được sự cần thiết của các dự án đầu tư FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mình dựa trên sự phù hợp quy hoạch.
Khi thẩm định, Nhà nước và cấp địa phương cần tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp FDI trong quan hệ hài hoà với lợi ích chung xã hội và cần phải đưa ra các kết luận rõ ràng, chính xác về toàn bộ dự án FDI được thẩm định xong. Trong quá trình thẩm định, các cơ quan cấp giấp phép thường xem xét kỹ các nội dung như: tư cách pháp lý, năng lực tài chính của đầu tư nước ngoài; mức độ phù hợp của mục tiêu dự án FDI với quy hoạch chung; trình độ kỹ thuật, công nghệ áp dụng phù hợp với địa bàn tiếp nhận đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội do doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động tạo ra.
1.2.4.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp
Công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp FDI giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giám sát bằng cách lập các đoàn kiểm tra thực địa, hoặc yêu cầu báo cáo từ các doanh nghiệp. Đồng thời, công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo nguyên tắc tuân thủ
quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu...;
Đồng thời thông qua việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, còn tạo ra nguồn thông tin phản hồi từ doanh nghiệp FDI để các cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành.
Ngoài ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng lực là cần thiết nhưng để quản lý các dự án đầu tư FDI hiệu quả, khâu hậu kiểm sau cấp phép là quan trọng nhất. Đặc biệt, các văn bản pháp luật sửa đổi trong thời gian tới cần theo hướng xử lý mạnh tay hơn với các hành vi sai phạm; đồng thời cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên ngành trong hoạt động giám sát các dự án đầu tư nước ngoài.
Việc phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương đã đem lại sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, cơ chế phân cấp này đã nảy sinh nhiều bất cập, nhất là khi thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta bước sang giai đoạn mới, với định hướng coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Không thể phủ nhận chủ trương phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương thời gian qua đã có tác động tích cực đến tính chủ động của các địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư... Tuy nhiên, do năng lực thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài lớn của cán bộ tại một số địa phương còn hạn chế nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không bảo đảm các điều kiện cần thiết. Việc cấp phép đầu tư quá dễ dàng khiến cho nhiều dự án được cấp phép đã phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; nhiều dự án có quy mô lớn nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm. Trong quá trình thực hiện công tác QLNN của địa phương mình, phần lớn các tỉnh, các địa phương công tác quản lý dự án sau giấy phép chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt khâu nắm tình hình vốn thực hiện.