Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 70)

tiếp nước ngoài của Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng 3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Chúng ta bước vào thế kỷ 21 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động và chuyển biến phức tạp, với những cơ hội và thách thức đan xen nhau, nhất là đối với những nước đang phát triển. Trong xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực các nước đang phát triển thì việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển KT-XH diễn ra rất gay gắt. Trước tình hình đó Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã bị ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn FDI.

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến nhiều biến động lớn. Nổi bật nhất trong số đó là sự kiện nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau một cuộc trưng cầu dân ý (Brexit) và việc nước Mỹ rút khỏi CPTPP có ảnh hưởng nhất định đến nguồn vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Bởi lẽ, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế mà CPTPP có thể mang lại đối với những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, như ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may.

Bên cạnh đó, kể từ khi gia nhập WTO và được ký kết ngày 07/11/2006 tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ đến nay, Việt Nam đã ký kết 11 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương, song phương và đang đàm phán tiếp 06 hiệp định thương mại tư do (FTA). Trong đó, có nhiều hiệp định sẽ thay đổi các hoạt động đầu tư tại Việt Nam như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, nay đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Cộng đồng kinh tế

Asean (AEC), Hiệp định giữa Asean Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Australia và Hiệp định Việt Nam Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu, dự báo sẽ tạo ra làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài mới vào Việt Nam như năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Asean đang đứng trước cơ hội đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư từ các nước có chi phí sản xuất cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sang các nước có chí phí sản xuất, nhân công thấp hơn. Mà Việt Nam là một quốc gia được đánh giá cao trong khu vực được nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lựa chọn. Bối cảnh này đang tạo ra những cơ hội mới và những thách thức mới cho Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong tiến trình phát triển. Đặc biệt, xu thế kinh tế này đang dẫn đến tình trạng cạnh tranh một cách quyết liệt giữa các địa phương trong nước cũng như giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy KT-XH phát triển.

3.1.2. Bối cảnh trong nước

Từ năm 2009 trở lại đây, dòng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã giảm. Bên cạnh yếu tố khách quan là cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư nước ngoài giảm quy mô đầu tư, thu hẹp thị trường thì nguyên nhân chủ quan vẫn xuất phát từ những bất cập của nội tại nền kinh tế. Thực tế, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn nội tại chưa được khắc phục như nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, cơ sở hạ tầng và dịch vụ yếu kém so với nhiều nước trong khu vực, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, còn có khoảng cách giữa chính sách cũng như việc thực thi và nhất là năng suất lao động còn thấp.

Việc xuất hiện những dự án có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đã đã ảnh hưởng nhiều tới ĐTNN. Điển hình là sự cố ô nhiễm nghiêm trọng xảy ra tại các tỉnh miền Trung do Công ty TNHH Hưng nghiệp Formusa Hà Tĩnh năm 2016 gây ra. Sau sự cố này, tư duy về thu hút ĐTNN đã có sự thay đổi từ Trung ương tới địa phương. Nhiều địa phương cũng đã thận trọng hơn, có sự chọn lọc hơn trong chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chưa kể về mặt vĩ mô, việc thực hiện Luật Đầu tư (sửa đổi năm 2014) dần dần sẽ xóa bỏ sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong và

ngoài nước. Những ưu đãi cho các nhà ĐTNN sẽ có mức độ hơn, đặc biệt các dự án có trình độ công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng chắc chắn sẽ không được khuyến khích và đương nhiên thu hút đầu tư FDI ở những dự án này sẽ giảm đi.

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của công nghệ là vô cùng to lớn trong sự phát triển kinh tế cũng như thu hút nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong công nghiệp hiện đại hóa. Vì lẽ đó, việc thu hút FDI còn gặp nhiều thách thức và khó khăn.

3.1.3. Sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước đến việc thu hút FDI tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Giai đoạn phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2012- 2017 diễn ra trong bối cảnh những khó khăn và thách thức lớn hơn so với dự báo, bên cạnh ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, những khó khăn nội tại của kinh tế trong nước đã tác động không nhỏ đến kết quả thu hút, triển khai của các dự án đầu tư và hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nói chung và DNFDI nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên cũng chính trong giai đoạn này, nhiều nét mới trong thu hút đầu tư đã bắt đầu hình thành, công tác kêu gọi đầu tư và hỗ trợ đầu tư cũng đã được đổi mới. Một số dự án đã tạo được tiếng vang lớn đến những nhà đầu tư lớn trong khu vực Đông Nam Á để nghiên cứu đầu tư. Điển hình là dự án mở đường bay Huế - Băng Cốc, đường bay Huế - Đà Lạt, tăng cường số lượng tàu du lịch, mở mới các tuyến tàu du lịch đến cảng Chân Mây; dự án Nâng cấp bến cảng số 1 - Cảng Chân Mây (đón các tàu du lịch lớn nhất thế giới của hãng du lịch tàu biển Royal Caribbean Cruises); dự án Xây dựng bến cảng số 3 - Cảng Chân Mây...

Tuy nằm chung trong bối cảnh khó khăn của cả nước nhưng với lợi thế trong phát triển KT-XH, đặc biệt là các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa - lịch sử, Thừa Thiên Huế đã nắm bắt thời cơ, vận dụng sáng tạo để thu hút FDI. Hơn nữa, các KKT, KCN của tỉnh Thừa Thiên Huế có sự khác biệt nhất định so với các tỉnh lân cận. Đó là:

- Được quy hoạch tại các vị trí thuận lợi; có cảng nước sâu Chân Mây là điểm ra biển Đông gần nhất nối các nước trên hành lang kinh tế Đông - Tây (Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar,…) với các nước Đông Bắc Á và thế giới; có sân bay quốc tế Phú Bài; hệ thống đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A gần kề; kết cấu địa chất ổn định, độ cao so với mực nước biển bình quân 12 mét, không bị ngập lụt; bố trí ở các vùng cát nội đồng, đồi núi trọc, không sử dụng đất trồng lúa và đất dân cư nên giá bồi thường giải phóng mặt bằng, suất đầu tư hạ tầng thấp. Hạ tầng kỹ thuật bên trong kết nối đồng bộ với ngoài hàng rào KKT, CN; tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư và triển khai dự án. Các chi phí về nhân công, thuê mặt bằng, nhà xưởng, giá thuê đất chỉ bằng 80% so với Đà Nẵng; 70% so với Hà Nội; 60% so với thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và giao đất sạch cho nhà đầu tư được thực hiện trong vòng 6 - 9 tháng.

- Được quy hoạch tại các vùng nguyên liệu tập trung với trữ lượng lớn phục vụ cho sản xuất, chế biến như nguồn thủy, hải sản, lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, đá vôi, đá granit, cao lanh, than bùn… dồi dào. Hiện vùng cát trắng thuộc huyện Phong Điền có diện tích 135 km2, trữ lượng 127 triệu m3; hàm lượng SiO2 đạt trên 99,5% thích hợp để sử dụng trong sản xuất thuỷ tinh và gốm sứ cao cấp. Gỗ rừng trồng (giai đoạn 2016-2020), trữ lượng khai thác 3.670.000 m3 (734.000 m3/năm). Lâm sản ngoài gỗ: Song mây 1.200 tấn (240 tấn/năm), đót 500 tấn (100 tấn/năm), nhựa thông 4.000 tấn (800 tấn/năm), tre nứa 1 triệu cây (0,2 triệu cây/năm). Về thủy sản, tỉnh có bờ biển dài 128 km và 22.000 ha đầm phá. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 7.206,1 ha.

- Có nguồn lao động dồi dào với tỷ lệ qua đào tạo lên đến 65%. Bên cạnh đó, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo tốt, có kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt, chi phí lao động tại tỉnh thấp so với các tỉnh thành khác.

- Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp cho thuê của các KKT, KCN đã vận hành còn thấp, bình quân 39,6% nên còn nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.

Tóm lại, mặc dù bị ảnh hưởng bởi những khó khăn về tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhưng với những lợi thế kể trên, Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng vươn lên trở thành điểm đến mới hấp dẫn của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI.

3.2. Định hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

3.2.1.1. Quan điểm phát triển

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 như sau:

1. Huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng, cả nước và hội nhập quốc tế; phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2. Phát huy tối đa lợi thế so sánh của Cố đô Huế, xây dựng thành phố Huế thành trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh, trung tâm du lịch, văn hóa, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học của cả nước, trung tâm thương mại và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

3. Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế; mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu; đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao.

4. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa (dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp); tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong

từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

5. Phát triển bền vững về kinh tế, gắn mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố, đồng thời lấy phát triển công nghiệp, du lịch làm hạt nhân của phát triển kinh tế và coi trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhanh chóng biến lợi thế thành nguồn lực bên trong vững mạnh, tăng cường liên kết với các tỉnh xung quanh để tạo thành một hệ thống hợp tác phát triển bền vững trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giữa các đô thị của Vùng, các khu kinh tế, khu công nghiệp thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây, quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc.

6. Phát huy nhân tố con người, trong đó coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng và phát triển các trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu đi đôi với việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa sự nghiệp y tế, giáo dục đào tạo.

7. Coi trọng công tác cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy dân chủ và sức mạnh của các thành phần kinh tế, tạo môi trường đầu tư thân thiện với các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

8. Bảo đảm phát triển bền vững về xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội đối với khu vực nông thôn, miền núi.

9. Bảo đảm phát triển bền vững môi trường sinh thái, gắn phát triển KT-XH với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa lịch sử của Cố đô Huế, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử.

10. Quốc phòng, an ninh luôn được củng cố vững chắc, bảo đảm tốt phòng thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển. Duy trì hữu nghị quan hệ với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Triển khai nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với đặc điểm của một địa bàn xung yếu.

3.2.1.2. Mục tiêu phát triển a. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

a. Mục tiêu cụ thể Về kinh tế

- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 đạt 15 - 16%; thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12 - 13%. Nhanh chóng đưa mức GDP/người tăng kịp và vượt so với mức bình quân chung của cả nước ngay trong thời kỳ 2006 - 2010 và đạt trên 1.000 USD (giá năm 2005) vào năm 2010, đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người (giá thực tế); [11]

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế sẽ là: dịch vụ 45,9%, công nghiệp - xây dựng 42,0%, nông - lâm - ngư nghiệp 12,0%; đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là 45,4% - 46,6% -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)