- Các Bộ, ngành Trung ương phối hợp, giúp đỡ tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng các chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật, chuyên gia... tạo việc làm phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất mà trực tiếp làm việc tại các DNFDI.
- Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần tạo điều kiện và ủng hộ những sáng kiến mới của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thúc đẩy việc thu hút FDI và phát triển các DNFDI.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 luận văn đã đề cập đến những vấn đề khoa học chủ yếu sau:
Thứ nhất, nêu lên bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến việc QLNN
đối với các DNFDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời phân tích chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu thu hút DNFDI của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Thứ hai, trên cơ sở lý luận đã phân tích ở chương 1 và phần thực trạng của
chương 2 trong luận văn, học viên đã đề xuất những nhóm giải pháp nhằm hiện thực hóa hoàn thiện công tác QLNN đối với các DNFDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các nhóm giải pháp này đã đề cập một cách có hệ thống các nội dung QLNN đối với các DNFDI, giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay đang đặt ra ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ ba, nêu lên những kiến nghị với các cơ quan liên quan về việc chỉnh sửa
các thể chế, pháp luật, tư tưởng chỉ đạo... có liên quan đến sự chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong QLNN đối với các DNFDI.
Những đề xuất trên đây được coi là đóng góp khoa học mới có giá trị thực tiễn hiện nay của luận văn.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, sự tồn tại và hoạt động của các DNFDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH, tạo động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, công tác QLNN đối với các DNFDI luôn được Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, chú trọng và cần hoàn thiện cả trong lý luận lẫn thực tiễn hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau một thời gian đầu tư nghiên cứu các cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, học viên đã hoàn thành luận văn ”Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Trong phạm vi của luận văn Thạc sỹ Quản lý công, đề tài đã giới hạn và chỉ tập trung phân tích nội dung cơ bản nhất về hoạt động FDI, những hiệu quả và hạn chế của DNFDI đối sự phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế; đánh giá những kết quả đạt được của quá trình quản lý đối với các DNFDI cũng như phân tích thực trạng QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những vấn đề tồn tại trong QLNN như: công tác quy hoạch, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, bộ máy QLNN, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát.
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về các DNFDI, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm mục đích tăng cường hơn nữa công tác quản lý các DNFDI trên địa bàn tỉnh một cách có hiệu quả nhất, vừa giúp các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, vừa thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hơn nữa đóng góp cho công cuộc phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, học viên đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo, đặc biệt là của TS. Lương Minh Việt - Thầy giáo trực tiếp hướng dẫn. Tuy đã có sự đầu tư nghiên cứu, biên soạn, in ấn kỹ
lưỡng và có trách nhiệm cao, tuy nhiên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và bạn đọc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam, Hà Nội.
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số
118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Đầu tư.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.
4. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam trong
tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư số
59/2005/QH11ngày 29/11/2005, Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư số
67/2014/QH11ngày 26/11/2004, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Hồng Chương (2011), Chất lượng tăng trưởng Kinh tế
Việt Nam - Mười năm nhìn lại và định hướng tương lai, Nxb Giao thông vận
tải, Hà Nội.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Báo cáo tổng kết 30 năm hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
11. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 Phê duyệt tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
12. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2016), Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
13. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2016), Kết luận số 14-KL/TU ngày 20/7/2016 về đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư giai đoạn 2016 - 2020, Thừa Thiên Huế.
14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định số 19/2017/QĐ- UBND ngày 21/4/2017 ban hành Quy một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu
tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.
15. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, Hà Nội.
16. http://baodautu.vn/news/vn/trang-chu 17. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu 18. https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/trang-chu/ReqId/75c4d4bc 19. http://mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt 20. https://www.thuathienhue.gov.vn/vi-vn/ 21. http://vietnam-report.com/vietnam-fdi/ 22. http://vneconomy.vn 23. https://www.wikipedia.org/