Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật, chính sách về FDI ở Thừa Thiên Huế đã có nhiều cải thiện theo hướng tạo môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTNN, nhất là trong việc xem xét cấp phép đối với các dự án FDI.
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, cấp phép đầu tư được thực hiện thông qua cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà đầu tư nước ngoài được miễn các chi phí liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư. Thời gian cấp giấy phép là:
- 05 ngày làm việc: đối với dự án thuộc diện đăng ký đầu tư. - 17 ngày làm việc: đối với dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư. - 25 ngày làm việc: đối với dự án phải xin ý kiến của Bộ, Ngành.
- 37 ngày làm việc: đối với dự án phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tỉnh quy định rõ cơ quan quản lý những dự án theo địa điểm dự án, ví dụ như:
- Dự án đầu tư trong các KCN: Ban Quản lý các KCN tỉnh (nay đã hợp nhất thành Ban Quản lý KKT, công nghiệp tỉnh) tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp (hoặc điều chỉnh) giấy chứng nhận đầu tư theo thẩm quyền.
- Dự án đầu tư ngoài KCN: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp (hoặc điều chỉnh) GCNĐT (thông qua mô hình một cửa).
Các cơ quan thực hiện chức năng xúc tiến, thu hút dự án FDI: Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý KKT, công nghiệp tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) và các sở, ngành chuyên môn khác… Trong đó, Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh được UBND tỉnh giao làm cơ quan đầu mối trong tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư; hướng dẫn, tư vấn nhà đầu tư; tiếp nhận và chủ trì, phối hợp hỗ trợ
DNFDI tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan QLNN đối với hoạt động của các DNFDI.