Từ những kinh nghiệm trên có thể rút ra các bài học sau đây có thể vận dụng vào thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, xây dựng bộ máy QLNN đối với DNFDI theo hướng tập trung,
gọn nhẹ, để tiến hành quản lý đồng bộ các vấn đề có liên quan đến DNFDI từ khâu được thành lập, cấp giấy phép đầu tư cho đến các giai đoạn quản lý sau cấp phép. Nếu bộ máy quản lý bị phân tán, không được thống nhất, quá nhiều đầu mối dẫn tới chồng chéo, kéo dài thời gian gây trở ngại đến hoạt động của các DNFDI.
Thứ hai, cần mở rộng lĩnh vực và địa bàn thu hút FDI từng bước theo hoạch
định chiến lược, quy hoạch vùng và lĩnh vực thu hút FDI. Đồng thời khuyến khích nhiều loại hình đầu tư khác nhau vào các KKT, KCN của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thông qua hình thức quảng cáo
trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư để thu hút ngày càng nhiều hơn các DNFDI.
Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Truyền đạt những quy định của Bộ Luật lao động cho người lao động và giúp các DNFDI tuyển dụng lao động.
Thứ năm, cần tăng cường cải thiện kết cấu hạ tầng và từng bước hoàn chỉnh
hệ thống cung cấp các loại dịch vụ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng sức hấp dẫn của Thừa Thiên Huế đối với các DNFDI.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề khoa học sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa luận cứ khoa học về đầu tư, FDI, DNFDI. Từ đó
phân tích về nội dung, đặc điểm, vai trò của FDI và DNFDI.
Đây cũng chính là đối tượng quản lý nhà nước mà luận văn đề cập đến.
Thứ hai, hệ thống hóa có kế thừa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận
QLNN đối với các DNFDI. Theo đó, luận văn đã nêu ra một số điểm khoa học như sau:
- Đề xuất khái niệm về QLNN đối với các DNFDI, nêu ra đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với các DNFDI.
- Nêu được sự cần thiết của QLNN đối với các DNFDI.
- Đưa ra được mục tiêu, yêu cầu, phương thức và công cụ QLNN đối với các DNFDI.
- Hệ thống có tính kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các nội dung QLNN đối với các DNFDI.
Thứ ba, tổng kết kinh nghiệm của một số các địa phương trong nước về thu
hút, quản lý FDI cũng như QLNN đối với các DNFDI, từ đó rút ra một số bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Đà Nẵng trong quá trình hoàn thiện QLNN đối với các DNFDI.
Những luận cứ khoa học trên đây là tiền đề, là căn cứ lý luận để phân tích thực trạng QLNN đối với các DNFDI cũng như đề ra các giải pháp hoàn thiện trong các chương sau của luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯTRỰC TIẾP
NƯỚCNGOÀI TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ