doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.6.1. Về tổ chức bộ máy QLNN đối với các DNFDI.
Trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các ngành xây dựng cơ sở dữ liệu, tập trung phân tích lợi thế so sánh, định hướng phát triển để xác định những ngành, những thị trường và đối tượng cụ thể cần tập trung kêu gọi đầu tư.
Để giúp các nhà đầu tư thuận lợi trong việc nghiên cứu đầu tư cũng như tiến hành các thủ tục đầu tư, tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành, bao gồm tất cả lãnh đạo, chuyên viên của các ngành, địa phương liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, tiến hành hỗ trợ mọi yêu cầu của nhà đầu tư theo hình thức liên thông trực tiếp. Sử dụng tối đã công nghệ thông tin để trao đổi các công việc phát sinh; giảm bớt tình trạng chờ hồ sơ, thủ tục giữa các cơ quan nhà nước, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục đầu tư. Nhờ đó giúp nhà đầu tư nhanh chóng có được các thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu đầu tư; dễ dàng lập các thủ tục đầu tư và rút ngắn rất nhiều thời gian giải quyết thủ tục đầu tư. Song, trong giai đoạn đầu thu hút và quản lý các dự án FDI, tỉnh chưa chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển KT-XH; hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch chi tiết làm cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn và rủi ro khi quyết định đầu tư vào Thừa Thiên Huế.
2.2.6.2. Về công tác cán bộ
Về mặt này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã coi trọng ba việc.
- Định tiêu chuẩn chất lượng rõ rệt cho CBCC làm QLNN về FDI. - Thực hiện tuyển trọn nghiêm túc, minh bạch, công khai.
- Đào tạo và bồi dưỡng với nội dụng trọng điểm về kinh tế FDI và QLNN đối với kinh tế FDI, không hình thức, chiếu lệ.