Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ở một số địa phương và bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 45 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ở một số địa phương và bà

phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho cho phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dưới tác động của công cuộc đổi mới và sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động dịch vụ văn hoá, thời gian qua các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá nhằm khai thác đạt hiệu quả cao nhất tiềm năng và thế mạnh trong phát triển dịch vụ văn hoá của địa phương mình, nhất là các tỉnh gần Hà Nội như: Ninh Bình, Thanh Hóa.

1.5.1. Kinh nghiệm của các địa phương

1.5.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Bức tranh kinh tế của thành phố với những gam màu tươi sáng, ấn tượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 18,2%. Cùng với lãnh đạo đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị cũng có những chuyển biến tích cực. Song hành với phát triển kinh tế, xây dựng, chỉnh trang đô thị, lĩnh vực văn hóa xã hội của Ninh Bình cũng có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động trên địa bàn đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển, mang lại nhiều kết quả thiết thực. Đến nay, tỉnh có 87% cơ quan, trường học, 58% tổ dân phố, thôn (xóm) và 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 14/14 phường, xã có nhà văn hóa, 104/175 tổ dân phố (thôn, xóm) có điểm sinh hoạt văn hóa, đạt tỷ lệ 60%.

quản lý điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động của các thiết chế văn hóa tại tỉnh đã phủ kín địa bàn từ tỉnh đến xã, phường, không dựa hẳn vào nguồn kinh phí từ ngân sách của Nhà nước, mà chủ yếu là sự năng động, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia hoạt động. Tỉnh cũng đã mạnh dạn tiến hành sắp xếp, chuyển đổi công năng, tổ chức hợp tác khai thác, đã phát huy được hiệu quả hoạt động các rạp hát, rạp chiếu phim. Ở lĩnh vực điện ảnh, băng từ, 11 trung tâm băng nhạc có vốn góp của tư nhân. 45 cửa hàng đại lý cho thuê băng hình do tư nhân tự bỏ vốn kinh doanh. 20 câu lạc bộ khiêu vũ ở các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trên 300 dịch vụ karaoke có số vốn trang bị kỹ thuật không dưới vài trăm triệu đồng. Ở lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, ngoài các đoàn nghệ thuật của Nhà nước còn có các đoàn nghệ thuật dân lập do các nghệ nhân, nghệ sỹ đứng ra tổ chức hoạt động. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa quan tâm thường xuyên. Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ văn hóa đến các chủ cơ sở kinh doanh cũng như người dân nắm rõ nhằm từng bước đưa pháp luật vào trong đời sống của mỗi người dân.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Đối với tỉnh Thanh Hóa, các loại hình dịch vụ văn hoá phát triển đa dạng, phong phú, không chỉ có loại hình hoạt động văn hoá Nhà nước quản lý, mà còn có mô hình văn hóa dân lập với hàng trăm khu văn hoá gia đình; hàng ngàn điểm bán văn hoá phẩm, cửa hàng karaoke, nhiều tụ điểm vui chơi giải trí ở cả nội thị và nông thôn; các hình thức câu lạc bộ hát với nhau, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ nhạc truyền thống, câu lạc bộ sinh vật cảnh, các điểm kinh doanh du lịch phong phú: du lịch tâm linh, du lịch …Rất nhiều mô hình được hình thành từ chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển và quản lý hoạt động dịch vụ văn hoá, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống văn hoá của người dân.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa, tỉnh đã phân cấp công tác các ngành, các xã, phường, đồng thời chú ý định hướng hoạt động. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp hiểu rõ địa bàn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, áp dụng các hình thức để tuyên truyền phổ biến cho các chủ cơ sở kinh doanh người dân nắm rõ những quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa; chế tài xử phạt, phòng ngừa răn đe các chủ cơ sở, người dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không vì lợi ích kinh doanh vi phạm pháp luật, người dân cũng hiểu rõ hơn khi tham gia các loại hình dịch vụ.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. thành phố Hà Nội.

Từ kinh nghiệm đối với hoạt động dịch vụ văn hoá ở các địa phương nêu trên và từ đặc điểm tình hình của Quận Hoàn Kiếm có thể rút ra một số bài học cho phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức hoạt động dịch vụ văn hóa - sản phẩm tinh thần thuộc lĩnh vực tư tưởng, có liên quan đến thuần phong mỹ tục, bản sắc của dân tộc nên cần phải tăng cường vai trò định hướng của các cấp lãnh đạo và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên.

Thứ hai, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam cần phải xây dựng các văn bản pháp quy để điều chỉnh, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động này, kiểm tra và chống mọi biểu hiện thương mại hóa văn hóa. Từng bước đa dạng hoá các hoạt động văn hoá, đồng thời tạo ra được các sản phẩm văn hoá đặc thù của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân.

Thứ ba, phát huy hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội, của mọi lực lượng vào hoạt động tổ chức, phát triển và quản lý văn hóa. Thu hút toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến pháp luật về hoạt động dịch vụ văn hóa. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển văn hóa của nhân dân, giữ gìn, phát triển sáng tạo nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng để phát triển và tăng cường quản lý hoạt động văn hoá bằng pháp luật được thực thi.

Thứ tư, thu hút các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong toàn xã hội. Tranh thủ sự quan tâm của thành phố, của quận để có nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hoá, trong đó có dịch vụ văn hóa.

Thứ năm,để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hoạt động dịch vụ văn hóa phải đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế; tạo công ăn việc làm, nhất là đối tượng thanh niên; tăng cường hiệu quả phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá.

Tiểu kết chương 1

Các dịch vụ văn hóa như: phim nhựa, băng đĩa ca nhạc, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, triển lãm văn hóa, tổ chức lễ hội, hoạt động karaoke, vũ trường, nhà nghỉ, Quảng cáo... phát triển tương đối mạnh mẽ, tác động đến đời sống văn hóa xã hội, bước đầu đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân; công tác quản lý về dịch vụ văn hóa hiện nay đã dần đi vào nề nếp. Các chủ cơ sở kinh doanh đã có ý thức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, nhiều cơ sở đã có sự đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ và trang thiết bị phục vụ. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa nói chung và hoạt động karaoke, vũ trường nói riêng được chú trọng và tăng cường; các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động karaoke, vũ trường từng bước được hạn chế.

Tuy nhiên, việc vi phạm các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường, tổ chức các lễ hội... còn khá phổ biến: Nhiều cơ sở kinh doanh không có giấy phép, địa điểm kinh doanh không đủ diện tích, thiết bị âm thanh ánh sáng chưa đảm bảo; không có phương tiện phòng cháy, không có cam kết an ninh trật tự, hoạt động quá giờ, tiếng ồn vượt quá quy định ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của người dân, sử dụng băng đĩa không có tem nhãn...

Những kết quả nghiên cứu tại Chương 1 là nền tảng lý luận để tác giả đi sâu phân tích thực trạng tại Chương 2 của luận văn.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)