Triển khai các văn bản pháp quy, thẩm định cơ sở hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 67 - 74)

2.2.3 .Hoạt động kinh doanh mỹ thuật, gallery, mỹ nghệ phẩm

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở

2.3.1. Triển khai các văn bản pháp quy, thẩm định cơ sở hoạt động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, UBND Quận Hoàn Kiếm, hướng dẫn của Sở Văn hoá Thông tin và Du lịch thành phố Hà Nội và sự chỉ đạo của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân phường Cửa Nam đã xây dựng kế hoạch và bằng nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn trên cổng thông tin điện tử quận và 18 phường, trạm tin công cộng, các cơ sở di tích, kinh doanh dịch vụ về Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca mua nhạc, sân khấu; Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh karaoke, dịch vụ vũ trường; Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về

quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP; Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; Thông tư số 04/2011/TT- BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của UBND Thành phố về quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 03/8/2016 của UBND Thành phố về quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 1997/QĐ-UBND Hà Nội ngày 24 tháng 04 năm 2018 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2050, Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 của Bộ xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời.

Quá trình triển khai và thực hiện các chính sách của Nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hóa, số đông các tổ chức và cá nhân có chấp hành theo quy định. Tuy nhiên, cũng còn nhiều trường hợp thực hiện thiếu nghiêm túc. Một khi thu nhập xã hội tăng lên, một số trường hợp chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ

văn hóa, vì chạy theo đồng tiền, đã có những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh, tổ chức hoạt động trá hình, biến tướng, gây tổn hại đến thuần phong mỹ tục, dư luận xã hội bất bình. Nguyên nhân của những hạn chế là do công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện ở từng địa phương. Quản lý Nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; các điều kiện hoạt động theo quy định chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. Thực tế này, đòi hỏi cần thiết được hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy Nhà nước nhằm lập lại trật tự xã hội.

Chẳng hạn chỉ riêng ở loại hình hoạt động vũ trường, Karaoke cũng đã nổi lên một số nội dung mới như: trong Nghị định 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức hoạt động phải có ý kiến đồng ý của 02 hộ liền kề; cơ sở Karaoke không chỉ cách trường học mà còn phải cách bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa và cơ quan hành chính Nhà nước từ 200m trở lên; mỗi phòng Karaoke chỉ sử dụng 01 nhân viên phục vụ … Do quy định còn quá chung chung, nên quá trình triển khai tại địa phương rất khó thực hiện hoặc không thể áp dụng cho phù hợp. Đã có không ít những ý kiến phản hồi của người dân về quy định này nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa trả lời.

Qua thống kê trên địa bàn phường Cửa Nam đa số các nhà hàng Karaoke, vũ trường không đảm bảo khoảng cách 200m theo quy định. Công an quận và Phường cũng đã thu hồi giấy an ninh trật tự vì các cơ sở này nằm trong "vùng cấm" theo phân cấp.

Trên thực tế, có một số trường hợp cơ sở kinh doanh Karaoke , vũ trường đã có thời gian hoạt động trước khi các cơ quan có thẩm quyền xây dựng trường học, xây dựng trụ sở cơ quan, bệnh viện … Nhiều ý kiến của chủ cơ sở bức xúc, vì trên thực tế họ đã vay vốn đầu tư hàng tỷ đồng, nay nếu không được kinh doanh thì sẽ bị phá sản. Đây là vấn đề đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu, xem xét để có những điều chỉnh, đáp ứng

nguyện vọng chính đáng của người dân. Trước mắt, Nghị định của Chính phủ đã ban hành thì phải chấp hành, ngành văn hóa thông tin và các cơ quan chức năng khác của tỉnh cũng khó có thể làm gì khác được, chỉ có thể kiến nghị với cấp trên mà thôi (Bộ Văn hóa thông tin, Chính phủ).

Việc thẩm định để xác định khoảng cách 200m cũng là vấn đề cần phải bàn. Nhiều trường hợp chủ cơ sở kinh doanh làm đơn xin cứu xét để thẩm định lại khoảng cách 200m. Bởi vì, khoảng cách 200m là tính từ phòng hát, sàn nhảy hay là tính từ cổng cơ sở hoạt động … Hoặc là đối với các cơ sở kinh doanh Karaoke, vũ trường, khi xác định khoảng cách chỉ thiếu có 0,5 hoặc 01m thì phải giải quyết ra sao và phải xét đến đặc điểm của quận Hoàn Kiếm là thương mại, dịch vụ, du lịch rất phát triển thì cơ chế đặc thù thế nào? Việc này, theo kiến nghị của Thanh tra Sở Văn hóa thông tin, nếu chủ cơ sở trong quá trình hoạt động đảm bảo các quy định, không có đơn thư phản ảnh của nhân dân, thì có thể xem xét tiếp tục gia hạn (tuy nhiên, chỉ mới dừng lại ở kiến nghị).

Rồi cũng có những ý kiến thắc mắc khác thắc mắc về địa điểm kinh doanh, các khái niệm "trường học, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng" cũng chưa thật rõ. Bởi vì, "trường học" quy định trong Nghị định cũng không thấy hướng dẫn đó là trường học nghề hay trường học chữ? Cho nên có quan niệm cho rằng khái niệm "trường học" là chỉ là trường dạy chữ (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông …) vậy các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường văn hóa nghệ thuật … có nằm trong quy định cấm hay không? Khái niệm "cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng" cũng vậy, có ý kiến cho rằng đó là những ngôi chùa, nhà thờ, thánh thất, giáo xứ. Vậy còn đình, miếu, am … thì có nằm trong quy định cấm hay không?

Cũng có nhiều văn bản Nhà nước điều chỉnh quy định phòng hát Karaoke chưa thống nhất gây khó khăn cho các cơ sở khi thực hiện. Với những lần điều chỉnh quy định về diện tích phòng Karaoke như thế đã làm cho không ít chủ cơ

sở điêu đứng, vì nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải sửa chữa lại phòng hát, rất tốn kém. Trên thực tế, quy định này không mang lại hiệu quả gì cho việc ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong phòng hát Karaoke mà chỉ gây phiền phức thêm cho người kinh doanh. Điều cần quan tâm là ý thức của người chủ kinh doanh trong việc tổ chức hoạt động, lương tâm đạo đức của người kinh doanh, công tác tuyên truyền giáo dục ở địa bàn dân cư thì mới có thể tác động để làm lành mạnh hóa môi trường hoạt động Karaoke .

Cũng theo nội dung Nghị định 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh Karaoke cũng phải được sự đồng ý của các hộ dân liền kề. Tuy nhiên, nếu các hộ dân liền kề, hoặc chỉ 01 hộ liền kề không đồng ý thì phải giải quyết ra sao? Chế định nào để giải quyết vấn đề này. Tương tự, đối với các phòng hát Karaoke có diện tích 18, 19m2 thì có cần phải sửa chữa hay không?

Mặt khác, Điều 33 của Nghị định 103/2009/NĐ-CP có quy định: "Các cơ sở kinh doanh các dịch vụ khác và tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động Karaoke tại nơi công cộng nhưng không kinh doanh thì không phải xin giấy phép". Với quy định như thế, cũng đã xuất hiện nhiều hộ kinh doanh lợi dụng để lẫn tránh sự kiểm soát. Có trường hợp chủ cơ sở bị rút giấy phép hoạt động Karaoke , đã tháo gỡ biển hiệu Karaoke , lập thủ tục đăng ký kinh doanh, được cấp giấy phép, trưng bày biển hiệu ăn uống, giải khát lên. Khi ghi hóa đơn, thì tính tiền tăng giá các món ăn, uống, không ghi giá tiền hát Karaoke , thế nhưng thực chất vẫn là ăn uống và hát Karaoke như trước đó. Các đoàn thanh tra, kiểm tra biết rất rõ thủ đoạn này nhưng xử lý cũng không đơn giản, bởi vì danh chính ngôn thuận là họ không kinh doanh Karaoke …

Cũng theo Nghị định 103 quy định "không được bán rượu, hoặc không để cho khách uống rượu trong phòng hát Karaoke " (Điều 32). Thế nhưng tại một nghị định khác của Chính phủ, chẳng hạn Nghị định 56 thì quy định mức phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền đối với một trong các hành vi cho người say

rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng Karaoke . Điều này cũng khó, bởi vì xác định như thế nào là hành vi say rượu, bia? Kiểm tra ra sao? hoặc nếu khách đã chấp nhận hình phạt rồi thì có được tiếp tục khiêu vũ hay hát Karaoke không? Như vậy, 02 Nghị định này đều là của Chính phủ, ban hành cách nhau không xa, thế nhưng đã cho thấy sự thiếu đồng bộ, nên khi áp dụng đã gặp không ít khó khăn.

Với thực trạng quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa rất khó khăn và phức tạp; trước những bất cập trong chính sách và ý kiến của dư luận phản ảnh, ngày 16/12/2009, Bộ Văn hóa thông tin đã ban hành Thông tư 04/2009/TT– BVHTTDL hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, Karaoke , trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ–CP. Trên cơ sở đó, một số điều còn gây thắc mắc đã được hướng dẫn và giải quyết chi tiết, cụ thể hơn. Chẳng hạn:

Khoảng cách từ 200m trở lên chỉ áp dụng trong các trường hợp cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, cơ quan hành chính đã có trước đó, chủ địa điểm kinh doanh, đăng ký kinh doanh hoặc xin giấy phép kinh doanh sau này.

Về quy định địa điểm kinh doanh Karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề. Vấn đề này được hiểu và thực hiện: hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh Karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin giấy phép kinh doanh sau. Trong trường hợp người kinh doanh đã được cấp giấy kinh doanh trước, hộ liền kề đến ở sau đó thì không có quyền có ý kiến (quy định tại Khoản 4, Điều 38 của Quy chế).

Các đối tượng sau đây phải ngừng kinh doanh kể từ ngày thông tư có hiệu lực: các phòng Karaoke có diện tích từ 14 m2 đến 20m2 trong các cơ sở

lưu trú du lịch từ 01 sao trở lên đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày Nghị định 103/2009/NĐ–CP có hiệu lực. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã được cấp giấy phép đầu tư, kinh doanh vũ trường, Karaoke , trò chơi điện tử thì thời hạn kinh doanh và địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại giấy phép đã được cấp.

Với những hướng dẫn và quy định cụ thể trong Thông tư 04 của Bộ VHTTDL, đã giải quyết được một số ý kiến thắc mắc của người dân, thuận lợi hơn trong công tác kiểm tra, quản lý.

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, UBND quận Hoàn kiếm và hướng dẫn của Sở Văn hoá Thông tin và Du lịch và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy phường Cửa Nam, UBND phường Cửa Nam xây dựng kế hoạch và bằng nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền được thực hiện như tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, công bố trên báo, đài, tổ chức các đợt sinh hoạt, phổ biến thông tin trên bản tin, biên tập in thành tài liệu để phát hành rộng rãi tuyên truyền các văn bản và các hoạt động dịch vụ văn hoá nhất là kinh doanh xuất bản phẩm, karaoke và Internet tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhất là đội ngũ cán bộ chuyên ngành và các đối tượng tham gia hoạt động dịch vụ nắm được và hoạt động đúng pháp luật.

Để triển khai có hiệu quả các văn bản, Uỷ ban nhân dân phường đã xây dựng nhiều kế hoạch các đối tượng hoạt động dịch vụ tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của phường cùng với các phòng, ban, ngành, đoàn thể , cấp uỷ, chính quyền, UBMTTQ và các đoàn thể phường xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ văn hoá những

quy định của pháp luật về hoạt động dịch vụ văn hoá; thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động dịch vụ văn hoá tại các khu, điểm và kịp thơi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phản ánh từ những tập thể, cá nhân kinh doanh dịch vụ văn hoá.

- Về các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục các văn bản pháp luật: Uỷ ban nhân dân phường đã chỉ đạo Hội đồng giáo dục pháp luật trong đó bộ phận Tư pháp là cơ quan thường trực thường xuyên đổi mới cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm đối tượng, địa bàn để đưa pháp luật thực sự đến với nhân dân nhất là các đối tượng kinh doanh dịch vụ. Như các hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh..

Bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai các hình thức truyền thống nêu trên, các cơ quan, ban ngành còn tìm tòi sáng tạo áp dụng một số hình thức khác như tuyên truyền thông qua hoạt động văn nghệ quần chúng; tuyên truyền gắn với hoạt động phong trào của các tổ chức chính trị - xã hội như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”:

- Bộ phận Văn hoá và Thông tin, tiến hành sao in các văn bản tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)