2.2.3 .Hoạt động kinh doanh mỹ thuật, gallery, mỹ nghệ phẩm
2.4. Đánh giá chung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ở phường Cửa Nam,
Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2.4.1. Kết quả đạt được
Mặc dù thực tế công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ở phường Cửa Nam gặp không ít kho khăn, tuy nhiên, với sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc quản lý dịch vụ văn hóa cũng như các tổ chức tham gia dịch vụ văn hóa có những chuyển biến tích cực, góp phần tích cực đưa pháp luật vào đời sống cũng như thúc đẩy hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển, cụ thể:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hoá từ thành phố đến cơ sở được chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển dịch vụ văn hoá của thành phố Hà Nội ngày càng chặt chẽ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ văn hoá, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá trên địa thành phố Hà Nội nói chung và phường Cửa Nam nói riêng.
Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ văn hoá được tăng cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hoá chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp, phục vụ...cho lực lượng lao động ngành dịch vụ văn hoá.
Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động dịch vụ văn hoá được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ văn hoá, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động dịch vụ văn hoá trên địa bàn phường Cửa Nam.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân:
* Hạn chế
- Hoạt động dịch vụ văn hoá là một loại hình có tính đặc thù, phát triển rất nhanh, đa dạng, nhạy cảm và phức tạp. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, các quy định về hoạt động dịch vụ văn hoá cho tổ chức và người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò của dịch vụ văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội mặc dù đã được các cấp, các ngành thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành liên quan chưa chặt chẽ. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, chưa kịp thời.
- Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch trong thời gian qua chưa thực sự được quan tâm, chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Các điểm hoạt động chủ yếu là tự phát, xen kẽ trong các khu dân cư, do đó gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của cộng đồng.
- Theo quy định, các điểm bán và cho thuê băng đĩa có giấy phép hoạt động thì phải có nguồn cung cấp băng đĩa hợp pháp, có bản quyền (do công ty Điện ảnh và chiếu bóng cung cấp). Trên thực tế, lượng băng đĩa do Công ty Điện ảnh cung cấp không nhiều, phần lớn các ấn phẩm băng đĩa đang lưu hành tại các cửa hàng kinh doanh trên phần lớn là tự sao chép, in nối bản trái phép hoặc nhập lậu, không rõ nguồn gốc với giá rẻ từ 2 đến 5 nghìn đồng/đĩa. Trong khi đó, một đĩa được dán tem, nhãn có giá cao gấp từ 10 đến 15 lần đĩa tự in sao, nhập lậu. Cùng với sự "bùng nổ" thị trường băng đĩa lậu, là sự phát triển ồ ạt các điểm đại lý Internet công cộng và trò chơi điện tử. Bên cạnh những tiện ích, thì xung quanh những điểm dịch vụ Internet và trò chơi điện tử vẫn tồn tại những hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Phần lớn "khách hàng" đều trong độ tuổi thanh thiếu niên, học sinh, truy cập mạng để chát hoặc chơi game, trong đó có nhiều trò chơi bạo lực hoặc bị biến tướng thành tệ nạn cờ bạc, cá độ, ăn thua gây mất trật tự an ninh công cộng. Nếu không có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ, vô hình chung, các điểm Internet công cộng trở thành nguồn cung cấp những trang Web đen, những thông tin thiếu lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của giới trẻ.
Đối với lĩnh vực hoạt động karaoke, không ít các các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có biểu hiện vi phạm và tìm mọi cách đối phó, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra, nhiều phòng hát không đạt tiêu chuẩn theo quy định hoặc để khách hát đến hơn 12h đêm.
* Những nguyên nhân của những hạn chế.
- Trong những năm qua, cơ chế chính sách pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ văn hoá nói riêng còn chậm được
sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, hướng dẫn tổ chức hoạt động dịch vụ văn hoá còn chậm, chưa kịp thời gây khó khăn cho hoạt động ở các địa phương. Nội dung, phương thức và phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách pháp luật hình thức còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế của thị xã.
- Các cơ quan, ban ngành có trách nhiệm còn thiếu kiên quyết trong xử lý đối với một số điểm kinh doanh vi phạm. Ý thức tuân thủ pháp luật của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá không nghiêm, tình hình vi phạm các quy định trong kinh doanh dịch vụ văn hoá còn khá phổ biến.
- Trách nhiệm phối hợp giám sát của quần chúng nhân dân, nhất là vai trò nòng cốt của đoàn viên, hội viên, các đoàn thể chưa thể hiện sự tích cực, có lúc thiếu sâu sát. Năng lực phối hợp, liên kết các lực lượng, các tổ chức, đoàn thể do cơ quan chủ quản về văn hoá làm nòng cốt còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu cơ chế cần thiết, không đảm bảo sự liên kết lâu dài, vững chắc, phần lớn chỉ thực hiện sự phối hợp theo từng phong trào, từng sự việc.
- Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở hoạt động chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan gây ra sự chồng chéo.
Tiểu kết chương 2
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa nói chung và hoạt động karaoke, vũ trường... chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động karaoke, vũ trường chưa chặt chẽ, hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa kịp thời; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác liên quan tới các hoạt động này còn nhiều bất cập...
Phát triển karaoke, vũ trường, nhà nghỉ, khách sạn, quảng cáo là nhu cầu cần thiết của xã hội. Các loại hình dịch vụ này phát triển lành mạnh, đúng quy định sẽ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần, nhu cầu kinh doanh chính đáng của người dân. Để quản lý chặt chẽ và hạn chế các vi phạm nêu trên, từng bước quản lý các hoạt động văn hóa- dịch vụ văn hóa theo đúng quy định của pháp luật, trong chương 3 luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hóa ở phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA
Ở PHƯỜNG CỬA NAM, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI