Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại phường

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại phường Cửa Nam phường Cửa Nam

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phường Cửa Nam là một trong 18 phường, nằm ở phía Nam của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. tiếp giáp với 05 phường (gồm 02 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, 01 phường thuộc quận Đống Đa) với diện tích 0,252 km2, địa bàn có 13 tuyến phố và 04 ngõ, được chia thành 10 địa bàn dân cư, 45 tổ dân phố với số dân là 6264 nhân khẩu.

Quận Hoàn Kiếm là một trong những quận trọng điểm của Hà Nội, bao gồm các phường xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động lớn của Thủ đô, vì vậy Quận hoàn Kiếm luôn thu hút được đông đảo du khách, thương nhân, từ đó các hình thức kinh doanh dịch vụ văn hóa và các hình thức thụ hưởng văn hóa được phát triển mạnh mẽ. cùng với sự phát triển chung của Thủ đô và Hà Nội. Hiện nay quận Hoàn Kiếm là trung tâm Hành chính - Kinh tế - Chính trị - Văn hóa và xã hội của Thủ đô

2.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Đảng ủy, UBND phường Cửa Nam đã xác định rõ mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo là: “Phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, động viên mọi nguồn lực tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững; thu hút các nguồn lực phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội;

bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, người Cửa Nam thanh lịch, văn minh theo hướng phát triển toàn diện”. Do vậy, hàng năm thu ngân sách trên địa bàn phường đều hoàn thành chỉ tiêu trên giao. Trong đó, năm 2017 tổng thu ngân sách đạt 15,8 tỷ đồng đạt 109,4% so với kế hoạch giao; Năm 2018 tổng thu ngân sách đạt 17,9 tỷ đồng đạt 101.7% so với kế hoạch giao; năm 2019 tổng thu ngân sách ước đạt 14,9 tỷ đồng, đạt 105,8% so với kế hoạch giao.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng

2.1.2.1. Mức độ hoàn thiện pháp luật về quản lý văn hóa

Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn về công tác QLNN về văn hóa, đây là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện công tác QLNN đối với vấn đề này trong thực tiễn. Thực tiễn cho thấy, hệ thống khung pháp luật QLNN về văn hóa bao gồm các luật, nghị định, thông tư và các quyết định quy định về văn hóa là nền tảng cơ bản cho hoạt động QLNN đối với hoạt động này trong thực tế. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý về văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm nói chung và phường Cửa Nam nói riêng nhằm đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần đánh giá hoạt động QLNN nói chung và QLNN về dịch vụ văn hóa nói riêng tại phường Cửa Nam hiện nay. Do vậy, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn về QLNN về dịch vụ văn hóa của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là một yếu tố có ảnh hưởng đến lĩnh vực này trên địa bàn phường Cửa Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến QLNN về dịch vụ văn hóa không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó sẽ gây ra hậu quả không mong muốn. Tóm lại, thực hiện tốt việc ban hành văn bản và quy định hướng dẫn sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho công tác quản lý, còn nếu không nó sẽ có tác động ngược lại.

2.1.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Hiện nay, ở cấp Trung ương nước ta có bộ máy đầu mối, chuyên trách về thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa là Bộ Văn hóa, Thế thao và du lịch. Trong đó, tại thành phố Hà Nội thì Sở văn hóa, Thể thao và du lịch, ở cấp quận thì có Phòng Văn hóa Thông tin, ở cấp phường thì có cán bộ chuyên trách đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp và gắn kết đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ QLNN về dịch vụ văn hóa phường Cửa Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2.3. Tính pháp quyền trong quản lý về dịch vụ văn hóa

Trong hoạt động QLNN về dịch vụ văn hóa như đã trình bày thì tính pháp quyền thể hiện rõ ràng và cụ thể nhất. Đây cũng là một lĩnh vực quan trọng của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thông qua các công cụ thì các cơ quan nhà nướccó thấm quyền tiến hành hoạt động quản lý nói chung. Các quyết định hành chính nhà nước, hành vi hành chính là những công cụ trong những công cụ quan trọng giúp chính quyền các cấp truyển tải những thông tin của công tác quản lý, điều hành đến với nền kinh tế và toàn bộ xã hội nói chung là QLNN về dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói chung và phường Cửa Nam nói riêng.

Các công cụ QLNN về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường Cửa Nam là kết quả của sự thể hiện ý chí, quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước để thi hành luật trong lĩnh vực văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng.

Trong thực tiễn cuộc sống, nội dung và hình thức của các quyết định hành chính, hành vi hành chính nhà nước phải đảm bảo được hai yếu tố là tính hợp pháp và tính hợp lý. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước. Các quyết định, hành vi hành chính không đúng, không phù hợp sẽ cản trở phát triển kinh tế xã hội của đất nước, làm giảm niềm tin của nhân dân vào bộ máy công quyền và công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trong hoạt động dịch vụ văn hóa nói riêng.

Việc ban hành các quy định trong QLNN về dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch. Từ đó đáp ứng được những yêu cầu khách quan của xã hội trong hoạt động quản lý dịch vụ văn hóa trong thực tiễn.

2.1.2.4 . Sự tham gia các bên trong quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

Xuất phát từ đặc điểm là một trong những quận trung tâm của Thủ đô, có nhiều yếu tố về văn hóa thuận lợi để đầu tư, khai thác nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, yêu cầu trong công tác quản lý về văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng, quận Hoàn Kiếm, cũng như phường Cửa Nam phải đáp ứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Chính vì vậy, yếu tố về nhân lực - đội ngũ cán bộ công chức làm công tác QLNN về văn hóa là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về văn hóa. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về văn hóa phù

hợp với tình hình phát triển của thành phố Hà Nội được xem là yếu tố then chốt đảm bảo cho quá trình áp dụng các quy định QLNN về dịch vụ văn hóa vào thực tiễn. Do đó, độ ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Cùng với việc tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ công chức cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao bản lĩnh chính trị để không thể hiện không cửa quyền, tham ô, tham nhũng trong công việc. Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác QLNN về dịch vụ văn hóa, do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng.

2.1.2.5. Việc thực hiện các chính sách của nhà nước về dịch vụ văn hóa.

Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng. Việc ban hành các văn bản pháp luật về văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc QLNN triển khai thực hiện. Đồng thời nâng cao cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách trở thành các yếu tố quan trọng trong việc thực hiện công tác QLNN về dịch vụ văn hóa đạt hiệu quả cao trên là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và áp dụng chính sách trong thực tế. Điều này được thực hiện trong

suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể:

- Sự tham gia các bên trong quan hệ về pháp luật về quản lý dịch vụ đã đảm bảo đúng quy định pháp luật trong thực tế. Bên cạnh đó, trong quan hệ pháp luật này thì cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế. Góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền chủ thể trong hoạt động dịch vụ vưn hóa. Phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý dịch vụ văn hóa mà đối với một người, một cơ quan, tổ chức không thể giải quyết được

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc thực hiện đường lối đối ngoại với phương châm độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế thì công tác QLNN về dịch vụ văn hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc thực hiện công tác QLNN về văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng đã và đang góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung, thành phố Hạ Long nói riêng trong quá trình xây dựng và phát triển trước yêu cầu về giao lưu văn hóa, chống lại các tư tưởng lợi dụng văn hóa để âm mưu chống phá ở nước ta hiện nay. Từ đó, tăng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tạo tiền đề để tham gia một cách tích cực hơn, chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế những năm tiếp theo về văn hóa ở nước ta giai đoạn mới.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Môi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện đáng kể song về nhiều mặt còn hạn chế như hệ thống pháp luật còn

thiếu và chưa đồng bộ chưa đủ rõ ràng và nhất quán. Bộ máy hành chính còn nhiêu khê, nhũng nhiễu, quan liêu; tệ tham nhũng có phần tinh vi, phức tạp hơn. Do vậy, để khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới công tác QLNN về dịch vụ văn hóa chính là một yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện.

2.1.2.6. Sự phát triển của hệ thống công nghệ - thông tin

Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay, việc trao đổi thông tin diễn ra một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, con người có nhiều điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên tiến hơn. Hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực hay hoạt động trong xã hội hiện đại cũng cần tới sự góp mặt của công nghệ thông tin. Bởi sự đa dạng ấy, đối tượng phục vụ của công nghệ thông tin ngày càng phong phú. Do vậy, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.

Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa phải hướng đến yêu cầu của quá trình hội nhập, bắt kịp với công nghệ tiên tiến của thế giới, cải cách hoạt động quản lý và xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại.

2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa của phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Trong điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, các hoạt đông dịch vụ và kinh doanh văn hoá phẩm là hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Đó là các hoạt động kinh doanh xuất bản và văn hoá phẩm, kinh doanh băng đĩa hình, điện ảnh, kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (nhà hát, múa rối, nhà chiếu

phim, vũ trường...), kinh doanh mỹ thuật (Galaxy, mỹ nghệ phẩm...), kinh doanh di tích lịch sử, danh thắng, bảo tàng, kinh doanh lễ hội, hoạt động dịch vụ tại các trung tâm văn hoá, nhà văn hoá, triển lãm, kinh doanh các trò chơi giải trí điện tử (karaoke, internet, trò chơi điện tử...), dịch vụ quảng cáo.

Kinh doanh văn hoá phẩm là một dạng kinh doanh đặc thù, vì bản thân văn hoá phẩm là thuộc dạng hàng hoá đặc biệt như phần trên đã phân tích.

Thị trường văn hoá phẩm cũng là dạng thị trường đặc thù, nó vừa tuân theo các quy luật cung cầu của kinh tế thị trường, vừa chịu sự can thiệp chi phối của nhà nước, đảm bảo lợi ích của nhân dân và giữ vững định hướng XHCN trong kinh tế.

Thị trường văn hoá phẩm trước hết phải chấp nhận sự hiện diện đa dạng của các loại văn hoá phẩm và dịch vụ văn hoá, mà công ước về bảo vệ sự đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)