Hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử, karaoke, vũ trường, khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình hoạt động dịch vụ văn hóa của phường Cửa Nam, quận Hoàn

2.2.1. Hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử, karaoke, vũ trường, khách sạn

sạn nhà hàng sử dụng nhạc.

Hiện nay, các hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử, karaoke, vũ trường, nhà hàng có sử dụng nhạc đang chiếm một thị phần đáng kể trong thị trường văn hoá phẩm đã gây ra không ít những tiêu cực xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trên địa bàn.

Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.1 về các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa tại Quận Hoàn Kiếm cho thấy: các loại hình kinh doanh vụ tại phường Cửa Nam đều có trên địa bàn, mặc dù số lượng tuy không lớn, chỉ có loại hình nhà hàng, quán bar có biểu diễn nghệ thuật là chiếm số lượng lớn.

- Loại hình kraoke phường Cửa Nam có 4/31 cơ sở, chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ 12,90%.

- Loại hình kinh doanh nhà hàng ăn uống có tổ chức biểu diễn nghệ thuật phường Cửa Nam có 9/54 cơ sở, chiếm tỷ lệ 16,66%.

- Kinh doanh dịch vụ Internet phường Cửa Nam có 3/23 cơ sở, chiếm tỷ lệ 13,04%

- Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phường Cửa Nam có 3/38 cơ sở, chiếm tỷ lệ 34,21%.(do 12 phường không có loại hình này)

Biểu 2.1: Bảng tổng hợp dịch vụ văn hoá của Quận Hoàn Kiếm ( tính đến 31/12/2019) Số T T Đơn vị SỐ LƯỢNG CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Kinh doanh dịch vụ Karaoke Kinh doanh nhà hàng ăn uống có tổ chức biểu diễn nghệ thuật Kinh doanh dịch vụ Internet Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng 1 P. Phúc Tân 09 01 10 14 2 P. Đồng Xuân 3 P. Hàng Mã 02 01 4 P. Hàng Buồm 25 04 5 P. Hàng Đào 6 P. Hàng Bồ 7 P.Cửa Đông 03 01 02 01 8 P.Lý Thái Tổ 02 03 02 9 P.Hàng Bạc 10 P.Hàng Gai 11 P.Chương Dương 02 02 12 12 P.Hàng Trống 02 13 P.Cửa Nam 04 09 03 03 14 P.Hàng Bông 04 15 P.Tràng Tiền 01 03 01 16 P.Trần Hưng Đạo 02 05 04

17 P.Phan Chu Trinh 02

18 P.Hàng Bài 02 03 02

Cộng: 31 54 23 38

- Về kinh doanh karaoke và phòng trà: Karaoke là loại hình hoạt động văn hoá được phát minh từ Nhật Bản và lan truyền ra cộng đồng quốc tế. Loại hình phòng trà nổi lên từ thập niên 1990 dưới hình thưc hát nhạc có nhạc công đệm theo này được lan truyền mạnh mẽ và công chúng hưởng ứng đông đảo bởi nó vừa mang tính hướng dẫn, vừa mang tính “đồng sáng tạo”, “đồng biểu diễn”, tạo ra điều kiện để người tham gia bộc lộ năng lực biểu diễn giọng hát của mình trước cộng đồng.

Khi thâm nhập vào thị trường Hà Nội, loại hình karaoke và phòng trà đã được tiếp nhận một cách nhanh chóng trên địa bàn phường Cửa Nam. Loại hình hoạt động văn hoá mới này đã có những đóng góp tích cực nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và biểu diễn ca nhạc của công chúng, nhất là thanh thiếu niên. Tuy nhiên, những hiện tượng tiêu cực lợi dụng karaoke, phòng trà tự hát cho nhau nghe cũng phát sinh tệ nạn mại dâm mại dâm, ma túy và các tệ nạn xã hội khác đang làm cho dư luận xã hội bất bình và các nhà quản lý lúng túng. Theo Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động trả lời trên báo Dân Việt thì Hà Nội hiện nay có hơn 1600 quán karaoke . Nếu kiểm tra chỉ có 500 cơ sở đủ điều kiện như vậy thì số còn lại là cơ sở vi phạm, trong đó nhiều cơ sở có biểu hiện chứa gái mãi dâm núp bóng dịch vụ. Mặc dù đã có lệnh cấm các điểm kinh doanh karaoke hoạt động sau 24 giờ đêm, nhưng đến nay vẫn còn nhiều tụ điểm hoạt động thâu đêm. Tình trạng “tranh tối, tranh sáng”

vẫn đang diễn ra khá phổ biến ở loại hình hoạt động này.

- Về kinh doanh vũ trường, nhà hàng có sử dụng nhạc: Hiện nay trên địa bàn phường không có địa điểm nào đăng ký kinh doanh hoạt động vũ trường, 05 nhà hàng có sử dụng nhạc (con số này chỉ đứng thứ 2 sau phường Hàng Buồm là trên 25 cơ sở) mở của phục vụ khách hàng mỗi ngày ba ca sáng, chiều và tối. Việc kinh doanh này mang lại siêu lợi nhuận cho giới chủ. Vì vậy nhiều câu lạc bộ, nhiều quán Bar cũng đã tổ chức sàn nhảy để câu khách.

Hoạt động của vũ trường núp dưới bóng nhà hàng có sử dụng nhạc này đã làm xuất hiện những kiểu ăn chơi nhảy múa biến tướng, tạo ra mảnh đất mới cho các loại tệ nạn xã hội phát triển, xuất hiện những trai nhảy thuê, trang phục lịch sự và luôn nhiệt tình mời các nữ khách nhảy hết điệu này đến điệu khác. Những trai nhảy mặc đồng phục này không phải do ăn chơi đua đòi hoặc hoàn cảnh chi phối mà chủ yếu xuất phát từ lòng đam mê khiêu vũ thuộc mọi thành phần trong xã hội, và con đường từ một trai nhảy trở thành một trai làm tiền cũng rất ngắn và những gái nhẩy với trang phục thiếu vải trái thuần phong mỹ tục phục vụ trong các quán bar.

Trong tất cả các ngành nghề có hợp đồng lao động theo đúng luật định thì vũ nữ là thành phần bị bóc lột nhiều nhất. Cho dù họ là nguồn động lực chính thu hút khách hàng, mang lại nguồn lợi cho vũ trường nhưng lại không được trả lương mà họ vẫn sống an nhàn nhờ vào cái “nghề không vốn” nhưng phải chịu nhục vì sự xúc phạm của các “thượng đế” rất ô hợp. Hợp đồng lao động của các vũ nữ chỉ có giá trị đối với công tác quản lý vũ trường để đối phó với các đoàn kiểm tra, ngoài ra không hề đảm bảo quyền lợi và đặc biệt là thời gian lao động của các vũ nữ. Bất cứ lúc nào vũ nữ cũng có thể bị cắt hợp đồng và bị cho thôi việc một cách tàn bạo. Để sống được, các vũ nữ phải trông đợi vào tiền “boa” của khách. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mại dâm.

Bên cạnh đó, từ năm 2016 thực hiện Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 24/8/2016 về việc tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận UBND quận Hoàn Kiếm đã xây dựng đề án thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ trong đó có dịch vụ văn hóa đến 2 giờ sáng từ 19h00 ngày thứ 6 đến 24h00 ngày chủ nhật. Việc “thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ đến 2h sáng tại khu vực phố cổ Hà Nội” là quyết định của lãnh đạo thành phố và quận dựa trên nhu cầu (khảo sát nguyện vọng của khách du lịch

cho thấy họ không chỉ có nhu cầu khám phá điểm đến mà do nhiều quốc gia lệch múi giờ với Việt Nam nên không thể ngủ sớm và cần thiết phải có điểm vui chơi, giải trí về đêm); thực tế kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới tổ chức điểm vui chơi, giải trí về đêm cho khách du lịch để phát triển du lịch rất hiệu quả...

- Kinh doanh dịch vụ internet và các trò chơi điện tử: Internet và trò chơi điện tử công cộng là nhóm sản phẩm dịch vụ được pháp luật quy định hạn chế kinh doanh bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động tiêu cực khó lường đến đời sống xã hội, như: Người sử dụng truy cập những trang web không lành mạnh, phổ biến thông tin sai sự thật, game bạo lực, bỏ bê công việc học hành vì nghiện game... Để đảm bảo quyền hoạt động kinh doanh của người dân, đồng thời tăng cường quản lý, hạn chế các nguy cơ từ dịch vụ này, theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018 của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng quy định thống nhất về thời gian hoạt động của các đại lý và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cũng như yêu cầu cung cấp danh sách các trò chơi điện tử công cộng, danh sách các trò chơi G1 (trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau, đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp). Tuy nhiên, hầu hết các điểm cung ứng dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng chưa tuân thủ nghiêm những quy định của Nghị định 27/2018/NĐ-CP. Qua cuộc thanh tra chấp hành pháp luật hầu hết đại lý internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, cho thấy bên cạnh việc các đại lý đầu tư, nâng cấp thiết bị máy tính cấu hình cao, tiện nghi đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; sử dụng máy chủ cài đặt phần mềm quản lý được cập nhật thường xuyên tính năng ngăn chặn các website có nội dung đồi trụy, lực lượng thanh tra chuyên ngành Sở Thông tin và Truyền thông đã phát hiện nhiều đại lý chưa tuân thủ đầy đủ

các quy định, vẫn còn các vi phạm như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đã hết hạn; hợp đồng đại lý, biển hiệu không đúng theo quy định; niêm yết nội quy, giá cước chưa đầy đủ; hoạt động quá thời gian quy định; diện tích phòng máy của một số đại lý không đủ theo quy định. Mặc dù dịch vụ internet và trò chơi điện tử trên địa bàn phường Cửa Nam số lượng không nhiều, nhưng qua kiểm tra phát hiện các cơ sở kinh doanh chưa tuân thủ theo đúng quy định như: công tác phòng chống cháy nổ, giá cước chưa niêm yết, diện tích phòng máy chưa đảm bảo…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)