Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 105 - 112)

2.2.3 .Hoạt động kinh doanh mỹ thuật, gallery, mỹ nghệ phẩm

3.2. Giải pháp

3.2.4. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường

cường công tác phối hợp, cải cách các thủ tục hành chính liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ văn hóa.

Một là, củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước từ quận đến phường gắn với việc cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ văn hoá cần phải tiếp tục củng cố thống nhất từ thành phố, quận, phường đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về dịch vụ văn hoá, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động dịch vụ (như quản lý quy hoạch, đầu tư, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh... ). Theo đó, cần nghiên cứu phân cấp quản lý hoạt động phù hợp cho cấp quận, phường theo các khu đã được quy hoạch. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý hoạt động phải đảm bảo việc tổ chức, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở hoạt động trong việc chấp hành chính sách pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính có liên quan như minh bạch hoá các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo cho các dịch vụ này được thực hiện thuận tiện và tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý Nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ, tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ.

Về thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép và gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ văn hóa cần được cải cách nhanh gọn, giảm thiểu thời gian chờ đợi, đi lại, phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường theo quy định, thời gian thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ văn hóa thường ổn định trong nhiều năm. Thế nhưng trên thực tế, tùy vào loại hình hoạt động dịch vụ văn hóa mà có lúc thời gian gia hạn giấy phép hoạt động khá ngắn, chưa đến một tháng. Chính điều này dẫn đến việc chưa kịp gia hạn giấy phép kinh doanh thì các chủ cơ sở lại

phải khẩn trương làm thủ tục xin gia hạn tiếp. Trong kinh doanh dịch vụ văn hóa, nhất là một số loại hình nhạy cảm hiện nay rất phức tạp, tệ nạn xã hội len lỏi vào, làm đau đầu các cơ quan chức năng quản lý, vì vậy việc gia hạn giấy phép cũng cần được xem xét kỹ và có sự cân nhắc trước khi cấp phép. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải cơ sở dịch vụ văn hóa nào cũng đều hoạt động trá hình, biến tướng, khá nhiều các cơ sở hoạt động lành mạnh, cho nên nếu vì những “con sâu” mà tất cả các cơ sở dịch vụ đều chịu chung số phận “treo giấy phép ” thì cũng khó nói đến sự công bằng xã hội được.

Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa, cần phân cấp công tác cấp giấy phép cho cơ quan chức năng quận, phường. Bởi vì, chính cơ quan chuyên môn này sẽ chịu trách nhiệm và chủ động trong công tác quản lý địa bàn. Đặt ra vấn đề này cũng chính là tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan cấp giấy phép. Đã cấp giấy phép thì phải thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, theo dõi nội dung giấy phép đó được thực hiện như thế nào. Đồng thời việc phân cấp này cũng chính là để giảm bớt thời gian đi lại, chờ đợi của người dân.

Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa Phòng Văn hoá và Thông tin cấp quận với các ngành, các cơ quan chuyên môn trong quản lý nhà nước, cũng như việc tham mưu cho UBND Quận trong quản lý Nhà nước đối với dịch vụ văn hoá trên địa bàn.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ văn hoá phải luôn gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như các phường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển chung của thành phố và tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy, quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của thị xã.

Theo đó, tập trung chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Phòng Văn hoá và Thông tin với các ngành, các cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND quận về quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá, cụ thể như sau:

- Đối với Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý Dự án, trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch về không gian phát triển chung của quận, công tác quy hoạch về phát triển hạ tầng cơ sở, quy hoạch phát triển các khu đô thị mới cần kết hợp hài hoà với việc phát triển văn hoá nói chung, dịch vụ văn hoá nói riêng.

- Đối với Công an quận, Công an Phường và Đội quản lý thị trường, công tác phối hợp giữa các lực lượng cần được quan tâm, nhất là các lực lượng chủ lực. Trong đó, ngành Công an là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Do vậy, cần có sự tăng cường chỉ đạo phối hợp lực lượng nghiệp vụ của ngành Công an từ quận đến phường, nắm chắc đối tượng, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động dịch vụ văn hóa.

- Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, trong quá trình đề ra các tiêu chí về kinh doanh dịch vụ văn hóa, nhất thiết cần gắn với những nội dung, quy ước thực hiện nếp sống văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với các tiêu chí của chương trình xây dựng phường văn hóa, khu phố, gia đình văn hóa. Thực hiện điều này cũng nhằm để tăng cường sự giám sát của nhân dân ở khu dân cư đối với các loại hình dịch vụ văn hóa tại khu vực, địa bàn. Bên cạnh, thường xuyên giáo dục ý thức làm chủ của người dân và gia đình trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện 4 giảm “Tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, mại dâm”.

Mặt khác, đối với người chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa cũng phải làm cam kết với chính quyền địa phương về việc chấp hành nghiêm túc

các quy định trong hoạt động kinh doanh, phải đảm bảo lành mạnh, không trái với thuần phong mỹ tục, tập quán của dân tộc. Chính quá trình thực hiện như thế sẽ xây dựng được mối quan hệ ứng xử giữa chủ cơ sở kinh doanh và người dân trên địa bàn, tạo sự đồng cảm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, vừa đảm bảo thu nhập của chủ cơ sở kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân và giữ gìn an ninh trật tự.

- Đối với chính quyền cơ sở cần đảm bảo thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để mở rộng và phát huy dân chủ, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung của toàn xã hội, nên tổ chức định kỳ sinh hoạt với các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa. Tại các kỳ sinh hoạt này, nội dung cần nêu lên những mặt tích cực, chỉ rõ những mặt chưa tốt để sửa chữa khắc phục; có chế độ khen thưởng đối với những cơ sở kinh doanh, có nhiều đóng góp cho xã hội; đồng thời phê bình nhắc nhở, đóng góp ý kiến với những cơ sở kinh doanh dịch vị vụ văn hóa chấp hành chưa đầy đủ những quy định hoặc vi phạm làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh - văn hóa của cộng đồng dân cư.

Trách nhiệm của các ngành, các cơ quan chức năng của phường cần ban hành những quy định cụ thể và xây dựng kế hoạch hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện. Tập trung công tác tuyên truyền, giáo dục, theo dõi kiểm tra, hướng dẫn các tổ dân phố thực hiện đối với những trường hợp vi phạm.

Ba là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá. Trong mọi giai đoạn của cách mạng, cán bộ luôn luôn là người quyết định chính đến mọi công việc. Vì vậy, trong những năm tới đây nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần thường xuyên quan tâm đến công tác cán bộ nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá từng bước đáp ứng về nhận thức, trình độ chuyên môn về công tác quản lý nhà nước.

Ngành Văn hóa và Thông tin, trực tiếp là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hoá có nhiệm vụ tham mưu cho UBND quận, UBND phường thực hiện công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hoá. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý dịch vụ văn hóa cần quan tâm thực hiện các giải pháp sau đây:

- Về việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ phải căn cứ theo yêu cầu công tác, vị trí nghĩa là từ việc mà dùng người chứ không phải vì người mà đặt việc. Giao việc cho cán bộ công chức phải theo khả năng, trình độ, đúng sở trường, phù hợp với sức vươn lên của cán bộ.

- Về việc sử dụng cán bộ, là một trong những nội dung quan trọng của công tác cán bộ. Bố trí đúng cán bộ, tạo cho cán bộ phát huy năng lực, sở trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Song muốn bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ thì phải đánh giá đúng cán bộ cả về phẩm chất đạo đức và năng lực, hiểu rõ những mặt mạnh, mặt yếu của họ. Phải đổi mới quan niệm về phương pháp đánh giá cán bộ, đảm bảo thực sự dân chủ và thực hiện chặt chẽ các quy trình. - Về bố trí, phân công, luân chuyển cán bộ, cần cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, của từng cán bộ chuyên môn. Trên cơ sở rà soát thực trạng để bố trí bổ sung, phân công công việc cho cán bộ theo từng vị trí cụ thể. Chú ý đến xây dựng cơ cấu hợp lý, trong đó chú ý đan xen cán bộ có kinh nghiệm với cán bộ mới vào nghề.

- Về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quận để thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải trên cơ sở kế hoạch hoá nhu cầu chất lượng và số lượng gắn với quy hoạch cán bộ hằng năm, dài hạn. Kết hợp với đào tạo chính quy và đào tạo tại chức và các hình thức bồi dưỡng khác. Đồng

thời với việc mở lớp tập trung dài ngày, phải coi trọng mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, các lớp bồi dưỡng theo chức danh. Kết hợp đào tạo tại các trường lớp với rèn luyện qua thực tiễn.

+ Hằng năm phải căn cứ vào quy hoạch, căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, từ đó xây dựng được kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng với từng vị trí của cán bộ.

+ Phải quản lý tốt đội ngũ cán bộ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, có kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ sau khi đào tạo, bồi dưỡng.

+ Cần thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo ngành nghề của mình đã được đào tạo.

+ Đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo và theo chế độ quy định.

- Về nhận xét, đánh giá, phải được thực hiện thường xuyên, đúng quy trình, tránh hình thức. Gắn việc nhận xét đánh giá với tự phê bình, phê bình theo nguyên tắc tập thể, dân chủ công khai. Để nâng cao nhận thức của cán bộ, từ đó để bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, nâng cao trách nhiệm hiệu quả công việc.

Đây là giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định trực tiếp đến việc phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng, đào tạo lại cán bộ, củng cố bộ máy, tăng cường kiểm tra nội bộ, chống tiêu cực, bảo kê, tiếp tay cho các hành vi vi phạm; thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, có cơ chế giám sát, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chuyên trách.

Cơ quan chức năng cần quyết liệt sử dụng tất cả các nguồn lực trong đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng của mình. Ngoài ra, còn phải phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị với nhau trong việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp đấu tranh đối với những hành vi cố tình vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn phường cửa nam quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)