Huy động và sửdụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang thiết bị cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 59 - 64)

- Công tác tài chính:

+ Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện được huy động từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ khám BHYT, nguồn thu viện phí và các nguồn thu khác.

+ Về nguồn thu viện phí đảm bảo thực hiện theo Thông tư số

02/2017/TT-BYT, ngày 15 tháng 03 năm 2017, quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp; Về nguồn thu BHYT được thực hiện theo Thông tư:

15/2018/TT-BYT, ngày 30/05/2018, quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp. Nhờ vậy nhiều bệnh viện đã có thêm kinh phí để cải tạo, nâng cấp phục vụ tốt hơn cho công tác khám chữa bệnh.

+ Cơ chế quản lý tài chính của Sở y tế Đắk Nông đối với các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn, cũng được thực hiện theo Nghị

định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá DVKCB của các cơ sở KCB y tế công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, các bệnh viện xây dựng phương án tự chủ phù hợp với kế hoạch và điều kiện thực tế của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (Sở y tế) để phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp.

+ Khảo sát 07 bệnh viện tuyến huyện tại Đắk Nông hiện nay cho thấy, các bệnh viện đều là bệnh viện hạng 3, theo Nghị định 16/2015/NĐ-

CP, là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Theo đó, các bệnh viện được sử dụng các nguồn tài chính thu được để chi cho các hoạt động của mình. Nhờ đó, mà các bệnh viện tuyến huyện được chủ động sử dụng ngân sách một cách linh hoạt và sáng tạo chi cho hoạt động chuyên môn, chi quản lý phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, mang lại lợi ích tối ưu và kịp thời nhất.

+ Tuy nhiên, khi Nghị định này được triển khai đã gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý như: tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHYT tại các bệnh viện, một vấn đề có thể được xem là “nóng” nhất hiện nay trong công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện.

+ Để vận hành sáng tạo các cơ chế, chính sách về tài chính tại các bệnh viện tuyến huyện hiện nay của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng, đòi hỏi các cơ quan quản lý (trong đó có Sở y tế Đắk Nông) phải có sự quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo cho hoạt động KCB diễn ra đúng pháp luật, đúng định hướng của nhà nước.

+ Trong khuôn khổ hành lang pháp lý về cơ chế tài chính, phải trên tinh thần đặt người bệnh lên trên hết, chú trọng quy chế dân chủ.

- Công tác quản lý về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác KCB:

+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác KCB vẫn còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp.

+ Qua nghiên cứu cho thấy, tại các bệnh viện, phòng khám bệnh, phòng chờ, phòng lưu bệnh, phòng điều trị nội trú… được bố trí sạch, gọn gàng, thoáng mát. Có sơ đồ chỉ dẫn các quy trình KCB cho người bệnh có và không có bảo hiểm y tế, bàn thông tin có nhân viên trực thường xuyên để hướng dẫn và giải đáp cho người bệnh. Có bố trí bàn, buồng khám bệnh

dự phòng tăng cường trong những thời gian cao điểm, có ô, cửa dành cho đối tượng ưu tiên.

+ Tuy nhiên, việc ngân sách nhà nước bao cấp kinh phí mua sắm, xây dựng các cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn còn gây ra những bất cập gây khó khăn trong công tác quản lý như: Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Jút có một số trang thiết y tế bị thừa chưa sử dụng, trong khi tại Bệnh viện Đa khoa Đắk R’Lấp thì thiếu. Đây chính là hệ quả xấu theo cơ chế “xin, cho” trong thời gian gần đây tại các đơn vị nhà nước.

2.3.5.Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

Kiểm tra, giám sát các hoạt động y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được Sở Y tế và các bệnh viện tuyến huyện chú trọng và thực hiện thường xuyên trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, thanh tra đột xuất. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát và các nguồn thông tin phản ánh qua phương tiện truyền thông đại chúng, qua đường dây nóng của ngành Y tế, đã phát hiện những vụ việc vi phạm quy trình chuyên môn, quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của CBYT. Những vi phạm này đã được Sở Y tế, các bệnh viện tuyến huyện phối hợp với các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương tiến hành xử lý nghiêm minh, theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.

Hằng năm Sở Y tế tiến hành kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến huyện thông qua bộ tiêu chí về chất lượng bệnh viện Việt Nam tại quyết định số: 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. Qua đó, đánh giá những mặt đã đạt được và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện. Nghiên cứu tại các bệnh viện huyện

cho thấy bên cạnh những công tác đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ theo tiêu chuẩn của bộ tiêu chí, với mong muốn đạt được chỉ tiêu của bộ tiêu chí chấm điểm mà một số bệnh viện đã cố gắng hoàn tất thủ tục về mặt giấy tờ, văn bản. Tuy nhiên, trên thực tế thì công tác thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh của một số bệnh viện này chưa đạt được như đã báo cáo và chấm điểm trong bộ tiêu chí, gây ra tình trạng chất lượng bệnh viện ảo.

Trong thời gian qua, Sở Y tế tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh của người dân qua số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế qua tổng đài 1900.9095: tổng số tiếp nhận 45 lượt phản ánh, trong đó đã xử lý kịp thời các thông tin phản ánh là 41 lượt, để quá hạn xử lý là 04 phản ánh đối với BVĐK huyện Cư Jút. Nội dung phản ánh chủ yếu: thờ ơ không quan tâm, không hướng dẫn chu đáo; để xảy ra tai biến; không đúng quy trình, giờ làm việc; không đảm bảo điều kiện chuyển tuyến; nội quy, quy định tại cơ sở y tế.

Sở Y tế và các bệnh viện tuyến huyện đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh việc thực hiện quy tắc ứng xử trong bệnh viện và đạo đức nghề nghiệp của CBYT như, chỉ đạo cơ sở KCB tuyến huyện thành lập đường dây nóng của đơn vị nhằm ghi nhận những ý kiến phản ánh hiện tượng tiêu cực và những hành vi gây phiền hà của CBYT trong khi thi hành nhiệm vụ, các số điện thoại đường dây nóng đã được công khai tại các cơ sở KCB để tiếp nhận những bức xúc liên quan tới y đức, thái độ ứng xử, thăm, KCB của đội ngũ y, bác sĩ [22].

Yêu cầu giám đốc các bệnh viện thực hiện các biện pháp như phát phiếu xin ý kiến người bệnh và gia đình của người bệnh, của nhân dân, đặt các hòm thứ góp ý, bố trí camera tại một số khoa, phòng bệnh để phát hiện kịp thời các sai phạm.

Phát hiện và có các hình thức khen thưởng kịp thời đối với những gương sáng về y đức, đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm.

Sở Y tế cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBYT, chất lượng thuốc, chất lượng DVKCB ở tuyến huyện. Kiểm tra việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện gồm 83 tiêu chí, làm cơ sở cho việc xác định mức chất lượng bệnh viện để có thể đề ra các biện pháp cán thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.

Qua khảo sát của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông về chất lượng bệnh viện tại 07 BVĐK tuyến huyện, có 07/07 BVĐK tuyến huyện cho thấy bảo đảm các điều kiện và được cấp giấy phép hoạt động theo lộ trình quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 củac hính phủ [22].

Các bệnh viện tuyến huyện đã được cấp giấy có trách nhiệm tiếp tục duy trì các hoạt động để bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều kiện khác do Bộ Y tế quy định. 07/07 BVĐK tuyến huyện đều có xây dựng bộ chỉ số chất lượng bệnh viện dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 59 - 64)