Bồi dưỡng năng lực quảnlý và nghiệpvụ cho cán bộ cho cán bộ quản lý, nhân viên y tế thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 87 - 91)

- Bảo vệ, chămsóc và nâng cao sứckhỏe cộng đồng là trách nhiệm của nhà nước nhưng đồng thời cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗ

3.2.2. Bồi dưỡng năng lực quảnlý và nghiệpvụ cho cán bộ cho cán bộ quản lý, nhân viên y tế thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở

bệnh viện tuyến huyện

Trong những năm gần đây, các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông đã và đang phát triển rất nhanh chóng, đã cung cấp DVKCB cho nhân dân tỉnh Đắk Nông và các địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh. Đòi hỏi QLNN về DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện phải có nguồn nhân lực đủ mạnh để quản lý.

Nâng cao năng lực QLNN một cách toàn diện về các hoạt động y tế, trong đó có việc thực hiện phân cấp đầy đủ cho các tuyến y tế để chủ động trong công tác CSSK nhân dân, chỉ đạo có hiệu quả các chương

trình y tế quốc gia, các dự án phát triển y tế của tỉnh. Thực hiện cải cách hành chính ở tất cả các khâu trong quá trình KCB nhằm nâng cao năng suất lao động của đội ngũ nhân viên y tế và tạo thuận lợi cho việc phục vụ CSSK người dân.

Cần nâng cao nhận thức của lãnh đạo về dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện.

Trong tư duy của nhiều người lãnh đạo thì DVKCB chỉ là những mảnh ghép của hoạt động KCB. Điều này làm giảm tầm ảnh hưởng mang tính chiến lược đến sự tồn tại và phát triển của các bệnh viện. Hơn thế nữa, chúng ta đang từng bước định hình quản lý chất lượng DVKCB chất lượng cao, với năng lực QLNN mang tinh hệ thống và chiến lược đối với chất lượng DVKCB

Bản chất chất của QLNN đối với DVKCB là QLNN đối với toàn bô hệ thống quản lý chất lượng DVKCB, nó là sự sâu chuỗi các quá trình rời rạc lại với nhau bằng hệ thống các văn bản pháp luật để tiết kiệm thời gian và chi phí. Một công việc thường gồm công đoạn khác nhau, nếu tiến hành độc lập với nhau, không để ý đến công đoạn khác nhau, thì sẽ dẫn đến sự lãng phí thời gian, công sức và chi phí. Thực hiện chế độ QLNN hợp lý thì việc thực hiện được công việc đó nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn, làm cho các hoạt động trở nên hiệu quả hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiềm năng phát triển về chất lượng DVKCB là rất lớn, song, muốn phát triển được dịch vụ này, trước mắt các cơ quan QLNN về DVKCB ở tỉnh Đắk Nông nói chung và ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông nói riêng cần giải quyết vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của nó,

Trước hết phải là nhận thức của lãnh đạo, người làm công tác quản lý tỉnh Đắk Nông, để từ đó có chủ trương, có chiến lược phát triển lâu dài cho y tế tuyến huyện của tỉnh. Từ quyết tâm của những người đứng đầu, ảnh

hưởng đó sẽ lan tỏa sang các cơ quan chức năng, các tổ chức, các cơ sở KCB, từ đó xác định chiến lược và định hướng bằng hệ thống các văn bản chính cho các tổ chức, các cơ sở KCB đầu tư trọng tâm nâng cao chất lượng DVKCB. Vai trò, ý chí, trình độ, tâm huyết của người đứng đầu, chỉ đạo sáng suốt, điều hành nhịp nhàng với quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh là điều kiện tiên quyết cho QLNN đối với chất lượng DVKCB ở các bệnh viện hiệu quả. Đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch, bước đi và biện pháp cho công tác quản lý chất lượng DVKCB trong tương lai theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Đổi mới nhận thức QLNN đối với chất lượng DVKCB của lãnh đạo tỉnh sẽ là động lực cho sự tác động đến các cấp bộ, ngành, chính phủ trong việc xây dựng chiến lược chung cho phát triển trung tâm y tế chuyên sâu tại miền trung với chất lượng DVKCB cao.

Một số cơ sở KCB đã nhận thức tốt vai trò của quản lý DVKCB và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị DVKCB, tuy nhiên đó mới chỉ là những bước đi của từng cá nhân đơn lẻ và không hề mang tính hệ thống và toàn diện đòi hỏi phải tập trung tuyên truyền về nhận thức sâu, rộng có tầm nhìn đối với tất cả các cơ sở KCB để cùng chung sức thực hiện chiến lược chung. Do đó rất cần những hội thảo hay các khóa học đào tạo về quản lý chất lượng DVKCB dành cho lãnh đạo nhằm nâng cao nhận thức và vai trò tất yếu của QLNN đối với chất lượng DVKCB ở các cơ sở KCB.

Để có nguồn nhân lực đảm bảo cung cấp đủ về lượng và chất hỗ trợ tốt cho QLNN đối với DVKCB ở các bệnh viện, các cấp QLNN cần thực hện một số giải pháp:

Thứ nhất, các cấp QLNN cần quan tâm và có chiến lược lâu dài nhằm bối dưỡng và phát triển nguồn lực quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ chính trị, chuyên môn, được bổ sung kinh nghiệm

QLNN, kinh nghiệm quản lý bệnh viện. Lực lượng này trong tương lai gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nối các thế hệ đi trước, năng động hơn, xông xáo và ham học hỏi. Đồng thờ có cơ chế chính sách nhằm phát huy kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ QLNN đang điều hành trong các cơ quan nhà nước là cán bộ chủ chốt ở các sở, ban, ngành, địa phương. Đội ngũ cán bộ này là đội ngũ có thâm niên kinh nghiệm trong ngành. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, cần bồi dưỡng để thích ứng với môi trường mới.

Thứ hai, các cấp QLNN cần nghiên cứu và xây dựng các chương trình nhằm mở các lớp bồi dưỡng để trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực DVKCB đối với đội ngũ nhân viên tác nghiệp, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên về QLNN, về quản lý DVKCB, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ trong quá trình làm việc. Lực lượng trẻ này chưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến QLNN để xây dựng và phát triển ngành.

Thứ ba, cần đầu tư trang bị kỹ năng và tư duy làm việc hiện đại đối với đội ngũ nhân lực trong QLNN lĩnh vực chất lượng DVKCB, tạo tác phong công nghiệp, nắm bắt và sử dụng phương tiện máy móc tiên tiến đáp ứng nhu cầu QLNN trong quá trình hội nhập và phát triển.

Thứ tư, các cấp QLNN cần định hướng và đầu tư cho chương trình đạo tạo, nâng cao tay nghề đối với lực lượng nhân sự của các bệnh viện nhằm đáp ứng đòi hỏi của chất lượng DVKCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông hiện nay, cần được thực hiện ở 3 cấp độ:

- Tại các cơ sở đào tạo chính thức là các trường đại học, cao đẳng; - Đào tạo theo chương trình bồi dưỡng, tập huấn do các hiệp hội tổ chức; - Đào tạo nội bộ trong bệnh viện.

Trong chiến lược dài hạn, chính quyền tỉnh Đắk Nông và các cơ quan chức năng cần tăng cường quan tâm, hỗ trợ xây dụng và hoạch định chính sách liên quan đến chất lượng DVKCB ở các bệnh viện. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước, phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức

phichính phủ khác đề có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn

Các cấp chính quyền cần tập trung hỗ trợ cho các cơ sơ hiện đang đào tạo về quản lý DVKCB, đây là một việc hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện đổi mới tư duy QLNN cần có sự khuyến khích nhất về tài chính cho người học và các cơ sở đào tạo.

Cần thành lập bộ phận nghiên cứu chất lượng DVKCB tại một trong số các cơ sở nghiên cứu chuyên môn của tỉnh để phục vụ cho mục tiêu QLNN đối với DVKCB ở trình độ cao. Cần có quỹ hỗ trợ đầu tư để khuyến khích cán bộ, nhân viên đang làm việc, nghiên cứu trong lĩnh vực này tham gia đào tạo lại và đào tạo bổ sung các kiến thức liên quan đến QLNN, định hướng QLNN đối với DVKCB theo hướng hiện đại. Có các chương trình gửi cán bộ QLNN, quản lý bệnh viện, nhân viên điều hành tại các bệnh viện về quản lý chất lượng DVKCB đi học tập tại nước ngoài để tiếp cận với phương pháp QLNN tiên tiến, công nghẹ mới và đặc biệt là để đổi mới QLNN đối với DVKCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông.

Thực hiện tốt giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần đổi mới triệt để công tác QLNN đối với DVKCB ở các bệnh viên tuyến huyện tỉnh Đắk Nông, nâng cao chất lượng dịch vụ trong điều kiện mở cửa thị trường và hội nhập.

3.2.3. Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)