Hạn chế trong quảnlý nhà nước về dịch vụ khám chữabệnh tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 66 - 73)

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông vẫn còn một số hạn chế đó là:

- Công tác phối hợp quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện giữa Sở y tế và UBND các huyện trong việc đề ra các chủ trương còn chưa đảm bảo tính thống nhất, các quy định còn chồng chéo, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động y tế.

- Nhân lực:

+ Nhân lực tại các bệnh viện tuyến huyện đang yếu chất lượng. + Năng lực quản lý của cán bộ quản lý các cấp còn hạn chế, đa số cán bộ làm công tác quản lý tại các bệnh viện tuyến huyện chưa được đào tạo về nghiệp vụ quản lý y tế.

+ Số cán bộ chuyên môn có trình độ sau đại học như: thạc sĩ, chuyên khoa cấp I, cấp II…tỷ lệ chưa cao, phần lớn làm công tác quản lý, chỉ một số bác sỹ Chuyên khoa I trực tiếp khám, chữa bệnh nên khả năng

cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK của nhân dân trên địa bàn.

+ Ngoài ra chính sách đãi ngộ chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cán bộ CNVC, đánh giá một cách thẳng thắn, thì hiện người thầy thuốc chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chính sách đãi ngộ phù hợp, chế độ tiền lương không bảo đảm tái đầu tư sức lao động, tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến một số bộ phận CBYT dẫn đến còn một vài trường hợp có thái độ phục vụ, ứng xử chưa tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.

+ Vấn đề đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế trong hệ thống y tế công lập cũng đang là vấn đề nổi cộm. Vẫn còn một số thầy thuộc có thái độ ứng xử, giao tiếp thiếu tính chuyên nghiệp, chưa coi người bệnh là khách hàng, là trung tâm, có thái độ ban ơn.

+ Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một vấn đề đặt ra hiện nay, khả năng lực quản lý của đội ngũ quản lý bệnh viện còn hạn chế, phần nhiều có chuyên môn tốt nhưng chưa được đào tạo quan lý một cách bài bản, chuyên nghiệp, chất lượng nhân lực y tế không đồng đều, một số đối tượng đào tạo chủ yếu là đáp ứng về số lượng chất lượng còn hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị:

+ Cơ sở hạ tầng tại một số bệnh viện đã xuống cấp, công năng sử dụng chưa phù hợp.

+ Các trang thiết bị trước đây được đầu tư từ nhiều nguồn, thiếu đồng bộ, công nghệ cũ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của người bệnh.

+ Một số trang thiết bị kỹ thuật cao theo nhu cầu của Bệnh viện chưa được trang bị, vì vậy nhiều kỹ thuật chưa được triển khai đúng tiến độ theo kế hoạch triển khai. (như máy phẫu thuật nội soi khớp, phương tiện

chẩn đoán (MRI), máy nội soi chẩn đoán, máy phẫu thuật nội soi, máy gây mê, máy C-Arm, …). Tuy nhiên, không ít trang thiết bị máy móc được trang bị với giá hàng tỷ đồng nhưng vẫn bị “đắp chiếu” tại một số bệnh viện vì lý do nhân lực chưa đủ trình độ vận hành hoặc trang bị chưa đúng nhu cầu.

+ Công tác kiểm chuẩn, duy tu bảo dưỡng trang thiết bị chưa được quan tâm và thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế (do kinh phí chi về lĩnh vực này khá cao ngành y tế chưa đủ khả năng thực hiện).

- Hạn chế về chất lượng bệnh viện:

+ Qua nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về chất lượng

DVKCB của các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông từ năm 2015 - 2018 cho thấy:

+ Điểm trung bình đánh giá chất lượng DVKCB của các bệnh viện chủ yếu ở mức trung bình.

+ Việc cải thiện, nâng cao chất lượng DVKCB của các bệnh viện vẫn còn chưa cao.

+ Việc thực hiện khảo sát sự hài lòng của người bệnh chưa thực hiện theo quy định.

- Về tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh:

+ Chưa thường xuyên triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế và bệnh viện ban hành, bao gồm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc và các văn bản hướng dẫn chuyên môn khác.

+ Chưa tổ chức triển khai thực hiện kiểm định chất lượng đánh giá việc thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn của bênh viện, tiến hành phân tích có hệ thống chất lượng chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc người

bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh.

- Về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế:

+ Môi trường làm việc an toàn cho người bệnh, khách thăm và nhân viên y tế chưa cao do chưa thực hiện đầy đủ các quy định về, an toàn bức xạ, quản lý chất thải, an ninh trật tự.

- Vấn đề tài chính cho KCB:

+ Còn có nhiều bất cập, vì đây là thời kỳ những năm đầu triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 củachính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, các bệnh viện xây dựng phương án tự chủ phù hợp với kế hoạch và điều kiện thực tế của đơn vị. Đầu tiên là vấn đề tự chủ về tài chính. Theo đó, Thông tư:

15/2018/TT-BYT, ngày 30/05/2018 ra đời, quy định thống nhất giá thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Các bệnh viện (trong đó có tuyến huyện) không được nhà nước bao cấp kinh phí hoạt động như trước đây mà các đơn vị này hoạt động theo kiểu lấy thu bù chi, mà phần lớn nguồn thu của các bệnh viện là Quỹ KCB từ bảo hiểm y tế. Chính vì vậy, dễ dẫn đến lạm dụng, trục lợi Qũy KCB BHYT, gây khoa khăn trong công tác quản lý.

+ Bên cạnh đó, do thiếu nguồn đầu tư cho nên nhiều bệnh viện đã phải huy động từ nguồn xã hội hóa, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ lạm dụng trong việc cấp thuốc, xét nghiệm và làm các kỹ thuật khác…

- Công tác truyền thông chưa tốt làm cho một số ít cơ quan báo chí chưa có được cái nhìn khách quan và đồng cảm với ngành Y tế. Sự quan tâm, nhìn nhận của xã hội về nhân cách, đạo đức của người thầy thuốc chưa đầy đủ cả hệ thống mà thường tập trung vào những cá nhân, sự việc

tiêu. Cơ chế động viên, khuyến khích cho thầy thuốc còn hạn chế cũng là một thách thức không nhỏ, làm giảm sút mong muốn cống hiến.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 2.4.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, đây là những năm đầu tiên các cơ quan QLNN về dịch vụ KCB ở các bệnh viện chính thức triển khai thực hiện công tác chấm điểm chất lượng bệnh viện bằng bộ tiêu chí nên các các cơ quan quản lý vẫn chưa có kinh nghiệm, chưa nắm rõ Thông tư hướng dẫn. Dẫn đến việc triển khai thực hiện QLNN về chất lượng bệnh viện còn chưa cao.

Thứ hai, do nguồn ngân sách hạn hẹp nên các cơ quan QLNN chưa đáp ứng nhu cầu cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của các bệnh viện.

Thứ ba, Bộ Y tế và các cơ sở đào tạo chưa thường xuyên mở các lớp về quản lý bệnh viện và quản lý chất lượng bệnh viện.

Thứ thư, lượng bệnh nhân ngày càng tăng nhưng nhân lực lại không được tăng thêm.

2.4.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhận thức chung của cán bộ quản lý ngành Y tế nói chung và của các lãnh đạo bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông về chất lượng bệnh viện còn chưa cao, chưa được quan tâm đúng mức so với vai trò vô cùng quan trọng của các công tác quản lý chất lượng bệnh viện. Dẫn đến việc dù bệnh viện đều có triển khai hệ thống quản lý chất lượng nhưng hiệu quả vẫn không cao, các phong trào chất lượng cũng chưa tốt và chưa xây dựng được văn hóa chất lượng.

Hai là, các bệnh viện chưa tổ chức và thực hiện tốt kế hoạch để đảm bảo ổn định, phát triển nhân lực dẫn đến trình độ chung về chuyên môn ngành còn chưa cao. Chưa chú ý đến thực hiện đề án vị trí việc làm, chưa

đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý về quản lý bệnh viện và quản lý chất lượng bệnh viện. Chưa đào tạo tốt về kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho cán bộ, viên chức y tế. Chưa có các chuyên gia, hay người hiểu biết sâu về chất lượng bệnh viện, chưa có nhân viên CNTT.

Thứ ba, các cơ quan QLNN chưa thống nhất với nhau trong công tác ra văn bản quản lý dẫn đến các văn bản quản lý bị chồng chéo, gây khó khăn trong công tác thực hiện tại các bệnh viện.

Thứ tư, Các cơ quan QLNN chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cán bộ CNVC, chế độ tiền lương không bảo đảm tái đầu tư sức lao động dẫn đến tình trạng cán bộ y tế kém nhiệt huyết trong công tác thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, QLNN trong công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn thiếu các chế tài, chưa đủ sức răng đe nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế trong hệ thống y tế công lập cũng đang là vấn đề nổi cộm.

Tiểu kết chƣơng 2

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 7 BVĐK tuyến huyện. Hoạt động của các cơ sở này đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. QLNN đối với DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện được Sở Y tế quan tâm triển khai và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, triển khai các quy định của pháp luật chưa triệt để, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch chưa đạt mục tiêu đề ra, thiếu chính sách hỗ trợ có hiệu quả, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn yếu, công tác kiểm tra chưa được thực hiện theo quy định.

Từ thực trạng QLNN đối với DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện qua phân tích kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với DVKCB của các bệnh viện là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN về DVKCB đối với các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 66 - 73)