Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 109 - 112)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng

khoáng sản

- UBND huyện bố trí phương tiện, kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, quan tâm thực hiện tốt nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên ngành như: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác triệt để, thu hồi tối đa khoáng sản; công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác cũng như kiểm soát sản lượng đã khai thác hàng năm.

- Kiểm tra, giám sát của UBND cấp huyện, xã trong công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản. Xử lý cương quyết các trường hợp vi phạm, nhất là đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, tổ chức, cá nhân bao che hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, lợi dụng nạo vét để khai thác cát trái phép. Công bố công khai các trường hợp vi phạm cũng như biện pháp xử lý trên cổng thông tin điện tử của Sở tài nguyên và môi trường, báo Thừa Thiên Huế để ngăn chặn và phòng ngừa các đơn vị có vi phạm tương tự.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thanh tra, kiểm tra và giám sát, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, thông báo khắc phục vi phạm.

- Chỉ đạo Công an huyện bố trí lực lượng cơ động, các ngành, các cấp phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của huyện kiểm tra xử lý các tổ chức cá nhân khai thác cát trái phép trên tuyến sông Bồ, Sông Ô Lâu.

- UBND huyện phải thường xuyên phối hợp với Sở tài nguyên và môi trường kiểm tra đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ và đôn đốc, giám sát doanh nghiệp thực hiện kết luận thanh tra. Kiểm tra các doanh nghiệp đã hết hạn giấy phép nhưng vẫn hoạt động hoặc những doanh

nghiệp chưa được cấp vùng nguyên liệu, tránh trường hợp doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng thăm dò, phục hồi môi trường để khai thác khoáng sản, thực hiện dự án sản xuất đa canh hoặc dự án khác để lấy đất sét làm gạch, có văn bản báo cáo đề xuất UBND tỉnh xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

- Bên cạnh đó đặc biệt quan tâm thực hiện các giải pháp để huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư khu vực khai thác khoáng sản trong việc theo dõi, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp khai khoáng, cụ thể:

+ Công bố công khai, rộng rãi các Quy hoạch đã được phê duyệt trên các phương tiện thông tin truyền thông, tại trụ sở UBND cấp xã, thôn, làng nơi có nhiều mỏ khoáng sản.

+ Mời đại diện nhân dân địa phương tham gia khi xác định và bàn giao ranh giới mỏ khai thác cho doanh nghiệp.

+ Thiết lập và công bố địa chỉ thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng để tổ chức, cá nhân biết phản ánh mọi thông tin về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và các hành vi vi phạm khác trong khai thác khoáng sản trên địa bàn. Khi nhận được thông tin phản ánh thì các cá nhân đơn vị liên quan phải nhanh chóng xác minh tính chính xác của thông tin, xử lý đúng theo quy định.

- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

- Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý các Công ty, doanh nghiệp có hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản theo quy định, đặc biệt việc thực hiện hoàn thổ, tái tạo môi trường ở vùng khai thác theo đúng cam kết và những vấn đề liên quan về vận chuyển, môi trường trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống trong dân cư. Đồng thời, tăng cường công tác hậu kiểm tra đối với Công ty, doanh nghiệp.

- Chủ trì kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại địa phương, đặc biệt trong các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực dự trữ khoáng sản đã được khoanh định theo quy định của Luật Khoáng sản; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm. Các trường hợp vượt thẩm quyền xử lý thì lập biên bản tại hiện trường, chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý theo quy định;

- Ngoài kiểm tra theo hình thức các Đoàn kiểm tra, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan có liên quan ở huyện, UBND các xã, thị trấn bám sát cơ sở và thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản, tài nguyên trái phép trên địa bàn huyện, đặc biệt là vùng giáp ranh với huyện bạn lân cận; quản lý chặt chẽ và thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu nếu để cho tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán khoáng sản trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn xử lý triệt để ở trên địa bàn quản lý; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn giám sát chặt chẽ đối với việc hoàn thổ, cải tạo môi trường ở vùng khai thác theo đúng cam kết, giám sát tình trạng lợi dụng để khai thác khoáng sản trái phép.

- Tổ chức lực lượng chủ động kiểm tra và xử lý đối với các hoạt động khai thác khoáng sản bất hợp pháp trên địa bàn theo thẩm quyền, trường hợp vụ việc vượt quá thẩm quyền xử lý của UBND cấp mình hoặc có dấu hiệu vi phạm luật hình sự thì phải chuyển cho cấp trên hoặc cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật;

- Đảm bảo an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, tài sản của Nhà nước và công dân tại khu vực khai thác khoáng sản; Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực khai thác khoáng sản, sử dụng cơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan khác cho các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản.

- Tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản; tham gia giải quyết tranh chấp về hoạt động khoáng sản và thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 109 - 112)