Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác

+ Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với UBND cấp huyện trực thuộc biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản.

+ Vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, kịp thời thông báo hoặc tố cáo những hành vi vi phạm trong việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

+ Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và báo cáo định kỳ 06 tháng về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho UBND cấp huyện để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

+ Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản thác khoáng sản

Hiện tại, trên địa bàn huyện có 19 đơn vị được UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác khoáng sản đang hoạt động. Theo quy định của Luật Khoáng sản thì UBND cấp huyện không có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Trên cơ sở chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, trong những năm qua UBND huyện đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, cụ thể như vào năm 2017, UBND huyện đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra 11/19 đơn vị khai thác khoáng sản. Qua kiểm tra, nhìn chung các Công ty đã thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định về khai thác khoáng sản như: Giấy phép khai thác khoáng sản, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường, thiết kế khai thác mỏ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ, đã cắm mốc các điểm góc khu vực khai thác, khai thác đúng theo tọa độ, lập bản đồ hiện trạng khai thác mỏ định kỳ, nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Bên cạnh đó, một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các quy định và thủ tục như:

- Công ty CP Prime Thiên Phúc; Công ty CP Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa chưa bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật Khoáng sản năm 2010.

- Cắm mốc có khai thác (độ sâu khai thác): Công ty TNHH Trường Thịnh, Doanh nghiệp Tư nhân Duy Thái và Công ty TNHH Bảo Thái chưa thực hiện việc cắm mốc có khai thác (độ sâu khai thác).

- Thủ tục thuê đất: Công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế chưa thực hiện thủ tục thuê đất trong phạm vi khai thác theo quy định.

- Lập báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản: Công ty TNHH Trường Thịnh, Doanh nghiệp Tư nhân Duy Thái, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Nhật Thu chưa lập báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

- Ký quỹ phục hồi môi trường: Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Việt Phương và Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa chưa thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường.

Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản của các đơn vị trên địa bàn, UBND huyện đã ban hành Công văn số 153/UBND-TNMT ngày 02/2/2018 về việc thực hiện đầy đủ thủ tục trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, trong đó đã yêu cầu các Công ty, Doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các thủ tục trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định, đồng thời chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các xã, thị trấn theo dõi tình hình thực hiện của các Công ty, Doanh nghiệp; nếu các đơn vị, tổ chức có liên quan không thực hiện thì giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND huyện xử lý theo quy định của pháp luật; yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, đặc biệt là việc cắm mốc khu vực khai thác, mốc có khai thác (độ sâu khai thác) và việc hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường đối với khu vực đã khai thác… đảm bảo theo quy định.

Ngoài ra, nhằm phát hiện và ngăn chặn các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện và UBND các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra đột xuất và xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa

bàn huyện. Kết quả, trong năm 2017, UBND huyện đã xử lý vi phạm hành chính đối với 03 trường hợp: ông Trịnh Quyết Thắng trú tại thành phố Huế với số tiền 5.000.000 đồng; ông Lê Minh Hải trú tại thôn An Lỗ, xã Phong Hiền với số tiền 12.000.000 đồng và ông Trần Hưng Dũng, trú tại Tổ dân phố 2, Phường Hương Văn, thị xã Hương Trà với số tiền 40.000.000 đồng.

Năm 2018, UBND huyện đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản của 15/19 đơn vị, kết quả kiểm tra cho thấy đa số các đơn vị được cấp phép chấp hành tốt các quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cá biệt có một số đơn vị thực hiện chưa đầy đủ các thủ tục, cụ thể: có 02 đơn vị cắm mốc khai thác không đầy đủ (mốc bị mất nhưng không phục hồi kịp thời); 6 đơn vị chưa làm đầy đủ thủ tục về đất đai (chưa chuyển mục đích sử dụng đất sau khi được cấp phép khai thác, hết hạn thuê đất đang làm thủ tục nhưng chưa được gia hạn); 02 đơn vị thiếu báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản.

Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản của các đơn vị nêu trên, UBND huyện đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các thủ tục trước, trong và sau khi kết thúc khai thác. Đối với các doanh nghiệp chưa đảm bảo thủ tục đất đai, UBND huyện đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện các thủ tục để xử lý và trình cấp trên xử lý vi phạm theo quy định.

Ngày 24/5/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1247/QĐ- UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV giao thông Tuấn Hải với số tiền là 1,6 tỷ đồng, rút giấy phép khai thác.

Từ đầu năm đến hết ngày 30/6/2019, đã xử lý 18 trường hợp vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn huyện Phong Điền với tổng số tiền 31.000.000 đồng (trong đó, tại xã Phong

An 02 trường hợp với số tiền 4.000.000 đồng; xã Phong Sơn 11 trường hợp với số tiền 20.000.000 đồng và xã Phong Thu 5 trường hợp với số tiền 7.000.000 đồng). Ngoài ra đã xử phạt vi phạm hành chính 04 trường hợp đối với việc khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp trái phép tại xã Phong Hiền 01 trường hợp, với số tiền 20.000.000 đồng; xã Điền Môn 02 trường hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)