Ban hành chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch kha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Ban hành chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch kha

khai thác khoáng sản

Việc xây dựng và ban hành thể chế về quản lý tài nguyên khoáng sản là nhiệm vụ, công việc hết sức quan trọng, là trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước để để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt này. Do đó, công tác này luôn được nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo thực hiện để ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về khoáng sản.

Cùng với Luật khoáng sản năm 2010 và thi hành luật khoáng sản và luật bảo vệ môi trường đến nay, Chính phủ và các Bộ liên quan đã ban hành 143 văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hanh văn bản chỉ đạo điều hành quản lý, gồm: 02 Nghị quyết, 06 Nghị định Chính phủ; 08 Chỉ thị, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 120 Văn bản Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ, ngành; 32 văn bản QPPL về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.

Luật khoáng sản năm 2010 đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ tám vào ngày 17 tháng 11 năm 2010. Theo đó hệ thống văn bản quản lý đến nay cơ bản được hoàn thiện. Đến nay Chính phủ đã ban hành được 06 Nghi định hướng dẫn thi hành luật khoáng sản; 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 20 Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành luật khoáng sản và các Nghị định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Tài

chính…và gần 10 văn bản khác liên quan đến lĩnh vực khoáng sản ban hành trước ngày 01/07/2011 đang còn hiệu lực đã tạo nên hành lang pháp lý khá đầy đủ trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và khai thác tài nguyên khoáng sản.

Từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành về khai thác khoáng sản, UBND huyện báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền.

Bảng 2.14. Văn bản chỉ đạo, điều hành khai thác khoáng sản

TT Số, ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

1 1455/QĐ-UBND Phê duyệt bổ sung khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của tỉnh Thừa Thiên Huế

18/6/2019

2 546/QĐ-UBND Phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của tỉnh Thừa Thiên Huế

06/3/2019

3 361/QĐ-UBND Phê duyệt bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế

12/02/2019

4 78/KH-UBND Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018-2019

18/4/2018

5 19/2018/QĐ- UBND

Bãi bỏ Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 22/7/2015 của UBND tỉnh Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

19/3/2018

6 98/2017/QĐ- UBND

Ban hành Quy định về quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm vât liệu xây dựng thông thường ở khu vực có dự án

đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

7 89/2017/QĐ- UBND

Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý, trao đổi thông tin, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi giữa các lực lượng kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

19/10/2017

8 1918/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế

24/8/2017

9 1829/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

16/8/2017

10 61/2017/QĐ- UBND

Ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

11/8/2017 11 44/2017/QĐ-

UBND

Ban hành “Quy định Quản lý khai thác cát, sỏi ở bãi bồi và lòng sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

05/6/2017

12 43/2017/QĐ- UBND

Về việc điểu chỉnh bổ sung vào bảng giá tính thuế tài nguyên quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

02/6/2017

UBND huyện Phong Điền

1 104/BC-PTNMT Kết quả thực hiện một số cam kết sau trả lời chất vấn HĐND huyện về tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền

03/7/2019

2 224/BC-PTNMT Về việc trả lời chất vấn của Đại biểu HĐND huyện khóa VI liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền

12/12/2018

khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền 4 61/BC-UBND Về việc tham gia ý kiến Quy hoạch thăm

dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh trên địa bàn huyện Phong Điền

15/3/2017

5 33/BC-UBND Về nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 huyện Phong Điền

17/02/2017

6 269/BC-UBND Về việc dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản và đề xuất quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030

08/12/2016

Nguồn: Học viên tổng hợp từ Báo cáo công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản các năm 2016, 2017, 2018, 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và của UBND huyện Phong Điền.

Các văn bản, chính sách, qui định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về khai thác khoáng sản giai đoạn 2015-2019, ngoài việc đã bám sát và cụ thể hóa việc thực hiện Luật Khoáng sản 2010, các Nghị định, Thông tư, chính sách khai thác khoáng sản của cả nước, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân quản lý, hoạt động khoáng sản dễ áp dụng, góp phần có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản và tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cải cách hành chính ngành Tài nguyên và Môi trường, còn có những quy định riêng đặc thù để thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản của địa phương

2.3.4.1. Chính sách về đầu tư hạ tầng vùng khai thác khoáng sản

Để đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp giữa quy hoạch khai thác khoáng sản và quy hoạch hạ tầng vùng khai thác, tỉnh Thừa Thiên Huế có chính sách yêu cầu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng vùng khai thác ( thể hiện rõ trong giấy phép khai thác khoáng sản) như đường vận chuyển nguyên liệu, thiết

bị, cầu cống nối với đường giao thông của khu vực đã được quy hoạch. Đối với hạ tầng vùng khai thác dùng chung cho nhiều doanh nghiệp thì giao một doanh nghiệp chủ trì thực hiện, kinh phí đầu tư đuợc tính toán, phân bổ trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất của các đơn vị sử dụng. Bên cạnh đó tỉnh cũng vân động và được các doanh nghiệp hưởng ứng hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các địa phương vùng khai thác khoáng sản bê tông hóa đường giao thông nông thôn, góp phần vào phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng. Cụ thể như sau:

- Công ty CP Xi măng Đồng Lâm theo giấy phép khai thác khoáng sản số 1708 và số 1709/GP-BTNMT ngày 31/8/2009 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp trong hoạt động khai thác mỏ đá sét và mỏ đá vôi thuộc xã Phong Xuân và xã Phong An huyện Phong Điền đã hỗ trợ đối với nhân dân địa phương nơi mỏ khai thác:

+ Tài trợ gần 1.400 tấn xi măng cho chương trình “Đồng Lâm đồng hành xây dựng nông thôn mới” của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017.

+ Tài trợ 2.102 tấn xi măng cho chương trình “ Đồng Lâm xây dựng nông thôn mới” của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018; phối hợp với UBND xã Phong Xuân huyện Phong Điền xây và bàn giao 03 nhà tình thương cho 03 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí hỗ trợ là 210 triệu đồng.

+ Hỗ trợ 100 tấn xi măng cho UBND xã Phong Xuân để sửa chữa công trình thủy lợi giáp đê bao số 1 mỏ đá sét và nâng cấp sân trường tiểu học Phong Xuân; 710 tấn xi măng trực tiếp cho các xã Phong Xuân, Phong Mỹ và Phong Hiền thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

+ Hỗ trợ kinh phí và thực hiện nâng cấp sửa chữa nhà cho 118 hộ dân nằm xung quanh khu vực mỏ đá sét (phạm vi 500m từ ranh giới khai thác mỏ ra) tổng cộng 1,1 tỷ đồng; đồng thời hỗ trợ thêm mỗi hộ dân này 3,0 tấn xi măng để cải tạo khuôn viên nhà cửa.

khu mỏ đá sét 1 triệu đồng/sào/vụ. Đồng thời hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, tái sản xuất các ruộng bỏ hoang là 400.00 đồng/sào.

+ Ủng hộ tiền, quà tặng cho các cháu trường mầm non Phong Xuân 1, Phong Xuân 2, Phong An 1 để tổ chức tổng kết năm học, tổ chức lễ trung thu cho các cháu với tổng số tiền 120 triệu đồng.

+ Hỗ trợ gần 1.200 tấm đan bê tông cho các trường mầm non, tiểu học Phong Xuân, Phong Mỹ.

- Công ty CP Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác số 604/GP-BTNMT ngày 24/3/2008 về khai thác cát thạch anh khu vực Hòa Bình thuộc xã Phong Hòa và Phong Bình huyện Phong Điền. Công ty đã đóng góp cho địa phương trong năm 2017 với tổng số tiền là 1.056.000.000 đồng, trong đó

+ Hỗ trợ quỹ phát triển địa phương tỉnh: 1.000.000.000 đồng + Hỗ trợ quỹ vì người nghèo huyện Phong Điền: 10.000.000 đồng + Quỹ vì người nghèo xã Phong Bình: 5.000.000 đồng

+ Hỗ trợ tháng hành động trẻ em huyện: 5.000.000 đồng

+ Hỗ trợ quỹ đền ơn đáp nghĩa 2 xã Phong Hòa và xã Phong Bình: 9.000.000 đồng

+ Hỗ trợ giải đua thuyền Làng Phò Trạch: 2.000.000 đồng + Các hỗ trợ khác: 21.000.000 đồng

+ Trong quá trình khai thác, công ty đã xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như trồng cây xung quanh khu vực nhà máy và đường qua mỏ, xây dựng và lắp đặt đường băng tải chuyển cát từ mỏ về nhà máy nhằm hạn chế việc rơi vãi và phát tán bụi trong quá trình khai thác.

- Công ty CP vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế khai thác khoáng sản than bùn tại trầm Đức Tích-Triều dương thuộc xã Phong Hiền và xã Phong Hòa huyện Phong Điền đã tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường xá, cầu cống…), xây dựng đường quanh mỏ than bùn và đầu tư xây dựng đường vận chuyển than.

2.3.4.2. Quy định về khu vực cấm hoạt động khoáng sản

Thực hiện nguyên tắc khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bên cạnh các tiêu chí Luật định, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bổ sung quy định về đảm bảo cảnh quan môi trường là một căn cứ để khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

Mục đích là tăng cường quản lý nhà nước, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền; tạo điều kiện cho các hoạt động khoáng sản đảm bảo không vi phạm khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Xác định cụ thể các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, từ đó thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển hoạt động khoáng sản trên địa bàn đúng theo quy định của pháp luật.

Nội dung khu vực cấm hoạt động khoáng sản là khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, công trình quốc phòng, an ninh, công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, đất dành riêng cho tôn giáo, đất đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu kinh tế và các khu vực công trình kết cấu quan trọng khác.

Bảng 2.15. Các điểm mỏ nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

TT Tên khoáng sản Vị trí điểm mỏ

1 Cát trắng Xã Điền Hòa

2 Cao lanh Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền

3 Chì kẽm Sông Bồ, xã Phong Sơn

Nguồn: Học viên tổng hợp từ Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 04/3/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Điểm mỏ khoáng sản cát trắng xã Điền hòa nằm trong khu vực rừng phòng hộ Điểm mỏ cao lanh trên địa bàn Khánh Mỹ thị trấn Phong Điền nằm trong khu vực đô thị, khu thương mại, khu vực có kết cấu hạ tầng quan trọng.

Khoáng sản chì kẽm thuộc sông Bồ xã Phong Sơn liên quan đến công trình thủy điện Hương Điền.

- Liên quan đến quy hoạch đất vật liệu san lấp trên địa bàn huyện Phong Điền đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, UBND huyện Phong Điền đề nghị điều chỉnh giảm, bãi bỏ so với quy hoạch cũ (kèm theo quyết định số 2020/QĐ-UBND) được thể hiện ở bảng 2.16.

Bảng 2.16. Các điểm mỏ được điều chỉnh giảm. bãi bỏ so với quy hoạch cũ

STT Địa điểm Diện tích (ha) Hiện trạng sử dụng đất Đề nghị Lý do đề nghị 1 Khu vực đồi Bồng Bồng, thị trấn Phong Điền 21,6 Đất rừng sản xuất

Bỏ Gần khu dân cư thị trấn Phong Điền, có khả năng ảnh hưởng đến môi trường đô thị trong tương lai 2 Khu vực đồi Động Hốc, xã Phong An 15,0 Đất nông nghiệp khác Bỏ Đã chuyển sang mục đích khác 3

Khu vực đồi Phường Hóp, xã Phong An 45,3 Đã khai thác 6,37 ha, còn lại là rừng sản xuất Giảm 25,3 ha, còn 20 ha

Gần khu dân cư, ảnh hưởng lớn đến sản xuất người dân

Nguồn: Học viên tổng hợp từ Báo cáo số 61/BC-UBND ngày 15/3/2017 của UBND huyện Phong Điền

2.3.4.3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp huyện, xã trong QLNN về khai thác khoáng sản

Theo Khoản 2 Điều 18 và Khoản 2 Điều 81 Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản liên quan thì nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp huyện, cấp xã gồm 06 nhóm nhiệm vụ: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; giải quyết cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản; bảo vệ môi trường khoáng sản chưa

khai thác; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản; báo cáo UBND cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.

UBND tỉnh đã quy định Chủ tịch UBND cấp huyện, xã có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường bàn giao mốc giới, diện tích khu vực hoạt động khoáng sản theo giấy phép và quyết định cho thuê đất đã cấp đối với tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Từ năm 2013, đẩy mạnh việc phân cấp và giao trách nhiệm thu thuế và các khoản thu phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản cho Chi cục thuế các huyện nơi diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo đơn vị thu nắm sát tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản của doanh nghiệp để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh, đồng thời tăng cường trách nhiệm cấp huyện, xã trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 85)