Hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về kha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về kha

- Quản lý chặt chẽ khai thác tài nguyên, khoáng sản, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện các biện pháp xử lý nhằm mục đích tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo cảnh quan, môi trường, tăng nguồn thu ngân sách từ tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế của huyện. Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa huyện Phong Điền, cần bám sát các mục tiêu quản lý, căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020-2025, các định hướng phát triển để xác định mục tiêu cụ thể cho ngành khai khoáng của huyện, từ đó có các biện pháp, giải pháp quản lý phù hợp.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nêu trong Nghị quyết số 535/NQUBTVQH13 ngày 12/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 30/3/2015. Hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản giai đoạn 2015-2020.

3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền bàn huyện Phong Điền

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác khoáng sản khai thác khoáng sản

Sau khi Luật Khoáng sản 2010 được ban hành, đến nay có hơn 40 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản (Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch) được ban hành, tạo nên một hệ thống khá đầy đủ và toàn diện, làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước về khoáng sản và khai thác khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, trong đó có quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên từ thực tiễn triển khai cho thấy có những quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương còn thiếu cụ thể hoặc không phù hợp, cần thiết được sữa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Về cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản. + Luật Khoáng sản năm 2010 quy định việc cấp phép khai thác khoáng sản phải có ”quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Tuy nhiên, trên thực tế cát lồng sông thường xuyên được bồi lắng và thay đổi nên khó khăn cho công tác thăm dò.

+ Điều chỉnh công suất khai thác khoáng sản: Thực tế có doanh nghiệp trong quá trình khai thác khoáng sản có nhu cầu nâng công suất khai thác. Tuy nhiên, trong Luật khoáng sản và Nghị định 15/2012/NĐ-CP chưa có quy định đối với trường hợp này.

+ Khoản 3, điều 25, Nghị định 15/2012/NĐ-CP quy định: ” Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được tiếp tục khai thác khoáng sản theo giấy phép đến thời điểm được gia hạn hoặc đến khi có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn”. Đây là quy định sơ hở, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân móc nối cơ quan chức năng chậm trả lời đơn xin gia hạn Giấy phép khai thác hoặc lợi dụng sự chậm trễ trong cách giải quyết, trả lời hồ sơ xin gia hạn.

- Về đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Quy định hiện hành về đấu giá quyền khai thác khoáng sản vẫn tiềm ẩn các nguy cơ tham nhũng, thiếu minh bạch khi quy định quá nhiều quyền tập trung trong một cơ quan (ở địa phương là Sở Tài nguyên và Môi trường), quy định về thành lập hội đồng đấu giá (tốn kém, phức tạp, trách nhiệm cá nhân thấp, khả năng rò rỉ thông tin

lớn); tiền đặt trước thấp (tối thiểu là 1% giá khởi điểm) dẫn đến doanh nghiệp tham gia dễ dàng bỏ đấu giá, thông đồng trong đấu giá.

- Quản lý khối lượng khai thác khoáng sản: Thực tế tại huyện Phong Điền trong thời gian qua, việc quản lý khối lượng khoáng sản cát khai thác gặp nhiều khó khăn, một trong nguyên nhân là vì cát lòng sông thường xuyên biến động theo dòng chảy, là loại khoáng sản ngập nước nằm trên các sông, do vậy cần thiết phải có những quy định đặc thù riêng đối với loại khoáng sản này.

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Điều chỉnh, bổ sung quy định về trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản, đảm bảo chặt chẽ, tránh trường hợp lợi dụng việc trả lại một phần diện tích khai thác để giảm tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp (như trả lại diện tích ở phía sau, không có đường vào khai thác…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 103)